5 nguy cơ bảo mật thanh toán di động (Kỳ II)

5 nguy cơ bảo mật thanh toán di động (Kỳ II)
Tạp chí Nhịp sống số - Ngay cả những chiếc smartphone với khả năng bảo mật cao vẫn có thể gặp phải những vấn đề về bảo mật thanh toán, đó là do cách chúng ta sử dụng nó.

(Tiếp theo)

3. Những thói quen sử dụng không phù hợp

Ngay cả những chiếc smartphone với khả năng bảo mật cao vẫn có thể mang đến những vấn đề về bảo mật thanh toán do cách chúng ta sử dụng nó. Những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng trình duyệt web khi bạn thực hiện các giao dịch mua hàng hoặc thanh toán trên ĐTDĐ, chẳng hạn như với Chrome hoặc Safari.

Vì thế, nếu bạn đang sử dụng smartphone để thanh toán, bạn cần sử dụng các công cụ phát hiện trình duyệt, bởi các công cụ này sẽ bảo vệ người dùng khỏi các hành vi gian lận được thực hiện thông qua những trình duyệt di động không an toàn. Hãy tìm kiếm các ứng dụng di động (app) an toàn và tiên tiến đi kèm với phiên bản cập nhật.

Cuối cùng, đối với trường hợp người dùng smartphone không sử dụng bất kỳ loại khóa PIN nào hoặc các tùy chọn bảo mật khác trên điện thoại, có nghĩa là họ đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để những kẻ lừa đảo thực hiện các hành vi gian lận khi thiết bị bị mất. Vì vậy, khách hàng nên tìm kiếm một ứng dụng thanh toán và trình duyệt được cập nhật để bổ sung khả năng bảo mật cho smartphone.

4. Bảo vệ ví điện tử của bạn

bảo mật, thanh toán di động, xác thực sinh trắc học, M-payment, bảo mật thanh toán di động,

Ngày càng nhiều ứng dụng thanh toán ra đời: Paytm, Google Pay, Apple Pay, PayPal và các loại ví thanh toán tương tự khác đã nhanh chóng trở nên phổ biến với những ưu đãi tuyệt vời, hoàn tiền, giảm giá... Tất cả những ứng dụng như vậy đều hoạt động khi liên kết thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng với ví di động. Các thông tin như số thẻ, ngày hết hạn của thẻ, v.v. được nhập vào ứng dụng thông qua mã hóa.  

Thông thường các nhà cung cấp ví di động sẽ sử dụng mã thông báo token được tạo ngẫu nhiên để thực hiện thanh toán – thứ mà các đơn vị bán hàng không thể thấy được trong khi thực hiện giao dịch. Nhưng khi bạn kết nối mạng với Wifi công cộng không được bảo vệ để bổ sung bất kỳ thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ nào vào các ứng dụng thanh toán, rủi ro sẽ tăng lên rất cao. Kẻ gian có thể dễ dàng giả mạo tất cả các dữ liệu thực hiện giao dịch khi chúng được sử dụng trong lúc đăng ký.

Để đối phó với những vấn đề này, hãy sử dụng thẻ với ví di động khi ở nhà hoặc bảo vệ mạng cá nhân bằng mật khẩu. Sử dụng Mạng riêng ảo (VPN) cũng là cách tốt nhất để nâng cao mức độ bảo mật trong khi sử dụng ví di động.

5. Cẩn thận với các ứng dụng "nhái"

Bạn có chắc chắn đã cài đặt đúng ứng dụng trên điện thoại di động của mình không, hoặc nó là một trong những ứng dụng “nhái”? Khi người dùng sử dụng các ứng dụng “nhái” đó và đăng ký chi tiết thông tin tài khoản ngân hàng của họ, bọn tội phạm sẽ dễ dàng thực hiện các hoạt động lừa đảo hơn thông qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thông tin cá nhân khác. 

Cả Google và Apple đều có những lớp bảo vệ trong khi bạn tải xuống để sử dụng. Nhưng tội phạm mạng vẫn có những cách khác nhau để cài đặt các ứng dụng nhân bản có chứa virus cho thiết bị của bạn. Đối với các thiết bị iOS, những kẻ lừa đảo sử dụng các thiết bị bị bẻ khóa để thực hiện thanh toán gian lận. 

Trong các trường hợp này, cách đối phó tốt nhất là sử dụng công cụ chống phần mềm độc hại, tăng cường độ mạnh của mật khẩu, kích hoạt tính năng “tìm điện thoại của tôi” trên máy, sử dụng mạng riêng ảo, hạn chế thanh toán khi sử dụng mạng công cộng…

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dự kiến sẽ được trình trong quý 2/2024. Trong đó, Hà Nội, TP.HCM, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bình Dương là các địa phương được chọn để tổ chức triển khai thí điểm.