5G là nền tảng quan trọng hỗ trợ chuyển đổi số tại ASEAN

5G là nền tảng quan trọng hỗ trợ chuyển đổi số tại ASEAN
Tạp chí Nhịp sống số - "ASEAN phải đảm bảo một sân chơi bình đẳng để phát triển hệ sinh thái 5G cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số", đó là nhận địn của Tiến sĩ Aladdin D. Rillo - Phó Tổng thư ký Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Hướng tới một thế giới thông minh kỹ thuật số, được dự đoán sẽ thành hiện thực vào năm 2030, Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã cam kết khuyến khích các quốc gia thành viên tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số trong các ngành, lĩnh vực khác nhau, và tham gia với các bên liên quan khác nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.

 5G, ASEAN, nền kinh tế số, chuyển đổi số,

Đây là một trong những nội dung được thể hiện rõ qua chuyến thăm Trung tâm Minh bạch An ninh mạng (Cyber Security Transparency Center) của Huawei đặt tại Brussels (Bỉ). Tại đây, Tiến sĩ Aladdin D. Rillo - Phó Tổng thư ký Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) - phát biểu: “Chúng tôi cam kết mạnh mẽ để đảm bảo rằng những doanh nghiệp có mặt trên thị trường như Huawei được chào đón tham gia sân chơi này, bởi vì những doanh nghiệp khu vực tư nhân này đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp và phát triển hệ sinh thái”.

Theo ông, ASEAN đang tập trung mạnh mẽ vào việc số hóa, và để làm được điều đó, cần có cơ sở hạ tầng phù hợp. "Năm nay, dưới sự chủ trì của Việt Nam, chúng tôi đang tập trung cụ thể về 5G, đây là một nền tảng quan trọng để chúng tôi hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số và hội nhập thị trường”, tiến sĩ Rillo nói.

"Với nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN đã tăng lên 100 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng trưởng lên hơn 300 tỷ USD vào năm 2025, đối với chính phủ, doanh nghiệp và xã hội, chuyển đổi kỹ thuật số không còn là một lựa chọn, mà là một yêu cầu cần thiết cho kinh tế và phát triển kinh doanh", ông nói thêm.

Khu vực ASEAN hiện đang cho thấy sự phát triển nhanh chóng của Internet, kỹ thuật số, phương tiện truyền thông xã hội và di động với tỷ lệ 65% người dân được tiếp cận và sử dụng Internet, tức hiện có hơn 400 triệu người dùng Internet. Khi tốc độ phổ cập Internet đang tăng trưởng hai con số ở hầu hết các phân khúc và hầu hết các quốc gia trong khu vực, lĩnh vực kỹ thuật số đang bùng nổ và thu hút rất nhiều sự quan tâm. Việc triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng vào thời điểm này là đặc biệt cần thiết vì sự phổ cập Internet trong khu vực đang ở mức cao nhất và sẽ tiếp tục phát triển.

"Vì vậy, chúng tôi tiếp tục khuyến khích các nước ASEAN tăng cường hợp tác, và chúng tôi cũng cần sự hỗ trợ từ những doanh nghiệp tư nhân đã chứng minh được khả năng cung cấp các công nghệ đáng tin cậy và hàng đầu, như Huawei, đặc biệt là trong việc xây dựng hệ sinh thái thân thiện với đổi mới sáng tạo, và để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến dữ liệu lớn, quyền riêng tư dữ liệu và an ninh mạng", Tiến sĩ Rillo nói.

Cũng theo ông, an ninh mạng đóng một vai trò rất quan trọng trong chuyển đổi kỹ thuật số ở ASEAN, đặc biệt là thúc đẩy tốc độ của nền kinh tế kỹ thuật số trong khu vực dựa trên 5G, AI và IoT.

Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt giải thưởng Sao Khuê 2024.