Trí tuệ nhân tạo tạo từng được biết đến qua cuộc đua giữa con người và trí tuệ nhân tạo trong các trò chơi như cờ vua, cờ vây, game online, hay thậm chí cả các cuộc đố vui. Nếu như trước đây chúng ta chỉ thấy được những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo qua các trò chơi phổ biến, gần đây công nghệ trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng trong các chương trình dịch thuật như Naver Papago hay Google Translate và cho ra kết quả khá chính xác.
Điều thú vị là ngày càng nhiều công cụ mã nguồn mở được ra đời. Thí dụ, hãng Google đã phát hành TensorFlow, một thư viện phần mềm nguồn mở trong công nghệ máy học (machine learning) để giải quyết các tác vụ về nhận thức hay thông hiểu ngôn ngữ, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Trong khi đó, IBM cũng đang phát triển hệ thống Watson, có thể kết nối với nhiều nguồn khác nhau và cho ra nhiều kết quả cụ thể.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong học tập, suy luận, nhận thức, khả năng hiểu ngôn ngữ thông qua một chương trình máy tính. Google, Facebook, Naver hay nhiều công ty công nghệ thông tin trên thế giới đều đang sử dụng công nghệ này trong các công nghệ dịch thuật như dịch văn bản tự động, thông dịch tại chỗ hay dịch vụ dịch thuật bằng giọng nói. Năm ngoái, Google vừa phát hành một cỗ máy trí tuệ nhân tạo, còn trong tháng 12 năm nay, trí tuệ nhân tạo Watson của IBM giúp điều trị ung thư sẽ bắt đầu được thử ứng dụng tại Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, website bán hàng trực tuyến lớn nhất thế giới, Amazon, cũng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để chuyển hàng nhanh chóng và thực hiện các công đoạn hậu cần chính xác.
Trí tuệ nhân tạo đang nhanh chóng trở thành nền tảng cốt lõi của các ngành công nghiệp trên thị trường hiện nay. Theo một báo cáo nghiên cứu gần đây, các nhà phân tích thị trường dự báo thị trường trí tuệ nhân tạo sẽ đạt tới 47 tỷ USD vào năm 2020. Trong lĩnh vực nhà thông minh, Amazon đã cho ra mắt Alexa Echo (thiết kế như chiếc loa cầm tay có khả năng nhận diện giọng nói giống phần mềm Siri của iPhone), còn Naver của Hàn Quốc đang có kế hoạch tung sản phẩm AMICA (trợ lý nhà thông minh với khả năng nhận lệnh bằng giọng nói).
Ngành công nghiệp nhà thông minh, mọi người thường biết đến có ứng dụng mạng internet vạn vật (IoT), nay được kết hợp thêm trí tuệ nhân tạo. Giới quan sát tin rằng trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau, mang lại lợi ích cho cả 2 bên, đẩy hiệu suất công nghiệp tăng cao nhiều hơn con số mà các nhà nghiên cứu dự đoán vào năm 2020.
Trong ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo, sự khác biệt về công nghệ chưa hẳn đã quan trọng mà quy mô mới là yếu tố quyết định. Điều quan trọng ở đây trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng vào loại hình dịch vụ nào và lượng dữ liệu tương ứng với từng loại hình dịch vụ đó. Ngoài ra, những nỗ lực chuẩn bị cho kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo cũng là một yếu tố cần phải lưu ý. Mặc dù trí tuệ nhân tạo không thể một sớm một chiều mang lại lợi nhuận nhanh chóng cho các đơn vị áp dụng. Tuy nhiên, khi trí tuệ nhân tạo kết hợp với mạng IoT, thanh toán điện tử, dữ liệu lớn big data hay nhà thông minh, thị trường của công nghệ này sẽ có tiềm năng rất lớn.Công nghệ trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong học tập, suy luận, nhận thức, khả năng hiểu ngôn ngữ thông qua một chương trình máy tính. Google, Facebook, Naver hay nhiều công ty công nghệ thông tin trên thế giới đều đang sử dụng công nghệ này trong các công nghệ dịch thuật như dịch văn bản tự động, thông dịch tại chỗ hay dịch vụ dịch thuật bằng giọng nói. Năm ngoái, Google vừa phát hành một cỗ máy trí tuệ nhân tạo, còn trong tháng 12 năm nay, trí tuệ nhân tạo Watson của IBM giúp điều trị ung thư sẽ bắt đầu được thử ứng dụng tại Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, website bán hàng trực tuyến lớn nhất thế giới, Amazon, cũng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để chuyển hàng nhanh chóng và thực hiện các công đoạn hậu cần chính xác.
Trí tuệ nhân tạo đang nhanh chóng trở thành nền tảng cốt lõi của các ngành công nghiệp trên thị trường hiện nay. Theo một báo cáo nghiên cứu gần đây, các nhà phân tích thị trường dự báo thị trường trí tuệ nhân tạo sẽ đạt tới 47 tỷ USD vào năm 2020. Trong lĩnh vực nhà thông minh, Amazon đã cho ra mắt Alexa Echo (thiết kế như chiếc loa cầm tay có khả năng nhận diện giọng nói giống phần mềm Siri của iPhone), còn Naver của Hàn Quốc đang có kế hoạch tung sản phẩm AMICA (trợ lý nhà thông minh với khả năng nhận lệnh bằng giọng nói).
Ngành công nghiệp nhà thông minh, mọi người thường biết đến có ứng dụng mạng internet vạn vật (IoT), nay được kết hợp thêm trí tuệ nhân tạo. Giới quan sát tin rằng trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau, mang lại lợi ích cho cả 2 bên, đẩy hiệu suất công nghiệp tăng cao nhiều hơn con số mà các nhà nghiên cứu dự đoán vào năm 2020.
Trong ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo, sự khác biệt về công nghệ chưa hẳn đã quan trọng mà quy mô mới là yếu tố quyết định. Điều quan trọng ở đây trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng vào loại hình dịch vụ nào và lượng dữ liệu tương ứng với từng loại hình dịch vụ đó. Ngoài ra, những nỗ lực chuẩn bị cho kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo cũng là một yếu tố cần phải lưu ý. Mặc dù trí tuệ nhân tạo không thể một sớm một chiều mang lại lợi nhuận nhanh chóng cho các đơn vị áp dụng. Tuy nhiên, khi trí tuệ nhân tạo kết hợp với mạng IoT, thanh toán điện tử, dữ liệu lớn big data hay nhà thông minh, thị trường của công nghệ này sẽ có tiềm năng rất lớn.