Trang mạng này đã hối thúc những người ủng hộ "dừng đánh sập mạng Internet ở Mỹ" và cho biết "ông Assange (nhà sáng lập WikiLeaks) vẫn còn sống và WikiLeaks vẫn còn xuất bản."
Sau đó, trên một thông điệp phát trên mạng Twitter, trang mạng này tuyên bố: "Chính quyền Tổng thống Obama không nên cố gắng sử dụng trái phép các công cụ của nhà nước để ngăn chặn những lời chỉ trích của ứng cử viên đảng cầm quyền (tức tỷ phú Donald Trump)."
Mặc dù các cơ quan liên bang Mỹ cho đến nay vẫn còn điều tra và chưa có bất kỳ tuyên bố về thủ phạm gây ra sự cố
Dòng tweet của WikiLeaks về vụ tấn công mạng ở Mỹ.
Trong một diễn biến khác, trong khi WikiLeaks tuyên bố những người ủng hộ họ đứng đằng sau các cuộc tấn công mạng, thì các thành viên của một nhóm tin tặc, tự xưng là New World Hacker cũng tuyên bố nhận trách nhiệm thông qua tài khoản Twitter.
Nhóm này cho biết họ đã tổ chức một hệ thống mạng lưới các máy tính 'zombie' được gọi là botnet, và tung ra những đợt tấn công mạng với tốc độ truy cập khủng khiếp lên đến 1,2 terabit mỗi giây dữ liệu vào máy chủ của trang Dyn.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã mở một cuộc điều tra khẩn cấp về sự cố tấn công mạng hôm thứ Sáu, và cho biết đây có thể là một nỗ lực phá hoại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Nhà Trắng gọi đây là sự phá hoại có chủ ý và cho biết một nhóm hacker đã nhận trách nhiệm, nhưng chính quyền Mỹ chưa thể xác minh được danh tính.
Loạt vụ tấn công mạng ở Mỹ diễn ra dưới hình thức một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDos).
DDos là thuật ngữ điện toán dùng để chỉ trường hợp hàng nghìn máy chủ hoặc hệ thống điện toán bị tấn công, khiến người dùng không thể truy cập vào các trang mạng.
Loạt vụ tấn công bắt đầu vào lúc 7 giờ 10 theo giờ địa phương (tức 18 giờ 10 theo giờ Việt Nam), khiến các dịch vụ trực tuyến bị gián đoạn trong nhiều giờ.
Loạt vụ tấn công này đã khiến hàng loạt website nổi tiếng như Twitter, Etsy, Nexflix, CNN, HBO Now, Mashable, PayPal, The New York Times, People.com hay Wall Street Journal... bị "đánh sập".