Alibaba bị cáo buộc lừa đảo qua thanh toán online

Alibaba bị cáo buộc lừa đảo qua thanh toán online
Tạp chí Nhịp sống số - Số phận vụ mua bán trái phiếu công ty Trung Quốc trị giá 45 triệu USD được bán qua nền tảng quản lý tài sản trực tuyến do đại gia thương mại điện tử Alibaba hậu thuẫn đang bị nghi ngờ là giả mạo.

Theo ChannelNewsAsia, Ngân hàng Guangfa Bank Co Ltd (CGB) Trung Quốc nói rằng, các tài liệu đảm lãnh, con dấu chính thức và con dấu cá nhân của công ty bảo hiểm trái phiếu "đều là giả mạo". Sự việc đã được báo cáo lên cảnh sát nước này.

Vụ việc đang làm dấy lên những thách thức trong ngành công nghiệp tài chính online được điều hành lỏng lẻo của Trung Quốc, nơi các nhà đầu tư bán lẻ thường mua các loại trái phiếu lãi cao và các tài sản khác, với hy vọng họ sẽ được "miễn dịch khỏi các rủi ro" nhờ chính sách bảo lãnh do các bên khác nhau đưa ra.

alibaba, thanh toán online, ngân hàng, thương mại điện tử

Trung tâm của vụ tranh chấp mới nhất là vụ mua trái phiếu lãi cao trị giá 312 triệu nhân dân tệ (45 triệu USD) do nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc Cosun Group phát hành đầu tháng này.

Trái phiếu được bán qua Zhao Cai Bao, một nền tảng trực tuyến do Ant Financial Services Group điều hành, đây là chi nhánh thanh toán của hãng thương mại điện tử Alibaba.

Ant Financial lập tức đã yêu cầu Zheshang Property và Casualty Insurance Co Ltd, công ty viết bảo hiểm trái phiếu, hoàn tiền lại các nhà đầu tư.

Vừa qua, Zheshang Insurance công bố 2 tài liệu trên website của họ và nói rằng tài liệu này đến từ ngân hàng CGB, mang các con dấu chính thức của ngân hàng, và được hưởng các chính sách bảo hiểm của Zheshang Insurance dành cho trái phiếu của Cosun.

Các tài liệu được chi nhánh Huizhou của ngân hàng CGB phát hành vào tháng 12/2014, khi trái phiếu Cusun được bán ra. Hôm thứ Hai vừa rồi, ngân hàng CGB lại nói rằng các tài liệu trên là giả mạo và họ đã báo cáo sự việc lên cơ quan cảnh sát, với nghi vấn đó là "một vụ gian lận tài chính". Cuối ngày hôm đó, Zheshang Insurance nói rằng, họ đã biết đến tuyên bố mới của CBG và cũng đã báo cáo lên cảnh sát.

Vụ tranh chấp diễn ra sau nhiều trường hợp gian lận tài chính xảy ra trong năm nay, bao gồm những vụ việc khiến hãng chứng khoán Sealand Securities phải gánh khoản lỗ lên tới 2,4 tỷ USD. Hồi tháng Năm vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã khuyên các ngân hàng cần sáng suốt, thận trọng hơn sau khi xảy ra các trường hợp gian lận hóa đơn.

Ant Financial nói rằng Zheshang Insurance "không có lý do gì để từ chối hoàn tiền", và theo quy định thì việc hoàn tiền phải diễn ra "trong vòng 3 ngày".

Hãng tin Reuters cho biết ngân hàng CGB cũng như các công ty Zheshang Insurance và hãng giao dịch phát hành trái phiếu Guangdong Equity Exchange đều từ chối bình luận. Trong khi đó, các phóng viên vẫn chưa liên lạc được với công ty Cosun.

Có thể bạn quan tâm

Liên tục ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), MoMo đã đạt được nhiều thành tựu đột phá trong việc thúc đẩy chuyển đổi số cho đất nước. Nhờ đó, Fintech này tiếp tục có mặt trong “Top 10 Sao Khuê” năm thứ hai liên tiếp.