Amazon có thể phải chịu trách cho lỗi sản phẩm của bên thứ ba

Amazon có thể phải chịu trách cho lỗi sản phẩm của bên thứ ba
Tạp chí Nhịp sống số - Amazon là một trong những tập đoàn về thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Không chỉ bán các sản phẩm của mình, Amazon còn cho phép các công ty ở bên thứ ba được rao bán sản phẩm trên nền tảng Amazon Marketplace.

Năm 2014, một người phụ nữ tên Heather Oberdorf đã mua một chiếc dây đeo cổ cho chó từ một người bán trên Marketplace. Không lâu sau đó, chiếc dây đeo bị bật tung khỏi cổ của chú chó và bắn vào mắt của Oberdorf, khiến cô bị mù hẳn một bên mắt.

Oberdorf không thể tìm được người bán để khiếu nại nên cô đã đâm đơn kiện Amazon về tội sơ suất gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, một tòa án ở bang Pennsylvania đã ra phán quyết vô hiệu hóa đơn kiện nhằm vào Amazon. Theo tòa án này, Amazon chỉ cung cấp nền tảng chứ không trực tiếp bán hàng nên không thể được coi là "người bán" và không phải chịu trách nhiệm cho sản phẩm bị lỗi.

Bên cạnh đó, Amazon được bảo vệ theo Điều 230 trong Đạo luật về khuôn phép truyền thông (Communications Decency Act), trong đó bảo vệ các nền tảng trước những hành động của người sử dụng nền tảng đó.

Oberdorf đã gửi đơn kháng cáo và giờ đây phán quyết mới của tòa án đã có lợi cho cô. Theo phán quyết mới của tòa án liên bang, Amazon có thể sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những vấn đề xảy ra trong chuỗi bán hàng. Tòa án liên bang cũng đã chuyển đơn kháng cáo của Oberdorf xuống một tòa án cấp thấp hơn để xem xét.

Hiện Amazon vẫn chưa có bình luận gì về phán quyết trên. Mặc dù vậy, mọi động thái tước bỏ sự bảo vệ về mặt pháp lý của Amazon chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn này.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.