Áp lực cân bằng giữa phục hồi kinh tế và giảm khí thải carbon sau COVID-19

Áp lực cân bằng giữa phục hồi kinh tế và giảm khí thải carbon sau COVID-19
Tạp chí Nhịp sống số - Làm thế nào để xây dựng lại và chuyển đổi các nền kinh tế sau COVID-19 trong khi đối mặt với khủng hoảng khí hậu? 

Theo báo cáo mới nhất của Dự án carbon toàn cầu (GCP), ước tính tổng lượng phát thải khí CO2 trong năm 2020 giảm khoảng 2,4 tỉ tấn so với năm 2019, tương đương mức giảm kỷ lục 7%. Mặc dù tốc độ tăng phát thải khí CO2 toàn cầu đã chậm lại, nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo chưa thể đánh giá được tốc độ tăng trở lại trong năm 2021 và sau đó, khi tình hình đại dịch ít căng thẳng hơn. Theo đó, xu hướng phát thải dài hạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược phục hồi kinh tế hậu COVID-19 của từng quốc gia và khu vực.

Chủ đề này một lần nữa được nhắc đến tại Hội nghị do ELEVATE hợp tác với Huawei tổ chức mới đây, nơi các diễn giả đã chia sẻ về các kế hoạch, cam kết và biện pháp gần đây của chính phủ nhằm hướng tới các nền kinh tế xanh và toàn diện hơn. 

Sự kiện có sự tham gia của các diễn giả đến từ các Chính phủ và các tổ chức quốc tế từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương, như Ban Thư ký ASEAN, tổ chức Đối tác Hành động vì Kinh tế Xanh (PAGE-UNEP), Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI), Mạng lưới Châu Á Thái Bình Dương tại Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc...

Richard Welford, Cố vấn cấp cao tại ELEVATE cho biết: “Sự kiện đã nêu rõ những thách thức và cơ hội của quá trình phục hồi sau COVID phù hợp với yêu cầu cấp bách của biến đổi khí hậu và các yêu cầu môi trường khác.  Đây là một chương trình nghị sự tăng trưởng xanh có thể thực hiện được thông qua các mối quan hệ hợp tác cam kết giữa các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự". 

Theo đó, đại dịch COVID-19 là lời "nhắc nhở" nhân loại về tác động của con người đối với môi trường. Việc khuyến khích tăng trưởng xanh, cân bằng giữa phục hồi kinh tế và giảm thải môi trường là vô cùng cần thiết sau đại dịch. 

Các diễn giả cho rằng, việc quản lý chất thải hiệu quả, nâng cao chất lượng không khí có thể giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế, đồng thời cải thiện khả năng phục hồi của cộng đồng đối với các đại dịch toàn cầu. Cùng đó, công nghệ kỹ thuật số cũng có khả năng giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải trong một số ngành, từ việc sử dụng dữ liệu lớn đến các giải pháp IoT và có thể "trao quyền" cho năng lượng tái tạo thông qua việc sử dụng các giải pháp AI.

Bà Catherine Chen, Phó Chủ tịch Cấp cao và Giám đốc Hội đồng Quản trị của Huawei

Tại Hội nghị, bà Catherine Chen - Phó Chủ tịch Cấp cao và Giám đốc Hội đồng Quản trị của Huawei - đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết biến đổi khí hậu, đồng thời cũng chia sẻ những nỗ lực của Huawei trong việc giảm lượng khí thải carbon, theo đuổi các nguồn năng lượng tái tạo mới và hỗ trợ nền kinh tế vòng tròn thông qua các giải pháp ICT xanh.  

“Tôi hoàn toàn tin tưởng vào không chỉ khả năng thúc đẩy công nghệ của chúng tôi phát triển, mà còn vào khả năng và quyết tâm của cộng đồng toàn cầu trong việc xây dựng một mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên”, bà Chen nói.

Theo đó, để phù hợp với Thỏa thuận Paris hỗ trợ các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc, Huawei cam kết giảm thiểu tác động môi trường trong sản xuất, hoạt động và trong suốt vòng đời của các sản phẩm và dịch vụ của mình.  Huawei cho biết luôn hướng tới việc tiết kiệm tài nguyên và thúc đẩy các ngành xây dựng một xã hội carbon thấp.

“Sự kiện đã nêu rõ những thách thức và cơ hội của quá trình phục hồi sau COVID-19 phù hợp với yêu cầu cấp bách của biến đổi khí hậu và các yêu cầu môi trường khác.  Đây là một chương trình nghị sự tăng trưởng xanh có thể thực hiện được thông qua các mối quan hệ hợp tác cam kết giữa các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự. ”, Richard Welford, Cố vấn cấp cao tại ELEVATE cho biết.

 

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.