Băng thông rộng mở đường cho các ngành kinh tế khác phát triển

Băng thông rộng mở đường cho các ngành kinh tế khác phát triển
Tạp chí Nhịp sống số - Trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây, sự phát triển hạ tầng băng thông rộng đã “mở đường” cho các ngành kinh tế khác phát triển. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo trực tuyến “Công nghệ băng thông rộng thúc đẩy phát triển kinh tế số” diễn ra ngày sáng nay (27/3).

Viettel, 5G, băng thông rộng, hạ tầng băng rộng, kinh tế số, Công nghệ băng thông rộng,

Nhằm hạn chế nguy cơ lây lan của đại dịch Covid-19, Hội thảo được chuyển lên nền tảng trực tuyến, với sự tham gia của các đầu cầu đặt tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Sở TT-TT nhiều tỉnh/ thành và các đại biểu theo dõi qua các phương tiện internet

Theo Cục Viễn thông (Bộ TT-TT), đến hết tháng 1/2020, hạ tầng công nghệ viễn thông Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, tổng thuê bao băng rộng cố định là 15,1 triệu thuê bao, tổng thuê bao băng rộng di động đạt gần 65 triệu thuê bao.

Là một trong những trụ cột của nền kinh tế số Việt Nam, có thể thấy, hạ tầng viễn thông (bao gồm cả hạ tầng băng rộng di động lẫn băng rộng cố định) đã và đang được đầu tư mạnh mẽ trong thời gian qua, mang lại những thành tựu bước đầu trong đời sống kinh tế xã hội.

Hội thảo Băng thông rộng di động & cố định (World Mobile Broadband & ISP) năm 2020 là sự kiện do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Việt Nam) phối hợp với Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam (REV) tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đặc biệt, trong thời điểm này, khi đại dịch Covid-19 đang còn nhiều diễn biến phức tạp, hạ tầng viễn thông đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình, khi mà các hoạt động của đời sống – từ kinh doanh, giáo dục, y tế… cho đến các hoạt động giải trí – đều dần chuyển sang nền tảng trực tuyến.  

Điều này đã được ông Lê Văn Tuấn - Phó cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT-TT – dẫn chứng tại Hội thảo: “Khi dịch Covid-19 xảy ra, hiện có rất nhiều người ở nhà làm việc, kinh doanh từ xa. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống băng rộng cố định”.

Thống kê sơ bộ từ Cục Viễn thông cho thấy, chỉ trong vòng 2 tháng chịu tác động của dịch Covid-19, doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông tăng gần 28% và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những tháng kế tiếp.

Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Quang Huy - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - cũng cho rằng, thời gian tới, vai trò của hạ tầng viễn thông băng rộng sẽ ngày càng lớn và phát triển mạnh, đặt ra các thách thức lớn trong việc chuyển đổi từ các dịch vụ truyền thống sang ứng dụng công nghệ số.

Để “mở đường” cho viễn thông phát triển, đến nay Việt Nam đã ban hành Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện… Tuy nhiên, để phù hợp với thực tế và tận dụng tốt các cơ hội, nhất là khi công nghệ 5G được thương mại hóa, cần nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa chính sách về cấp phép, qui hoạch, hỗ trợ doanh nghiệp, vân đề sản xuất thiết bị đầu cuối… Những vấn đề cụ thể đã được đại diện các cơ quan quản lý, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đưa ra và cùng nhau thảo luận tại Hội thảo lần này.

Đặc biệt, điểm nhấn của sự kiện là bản Báo cáo kết quả khảo sát Mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ viễn thông do IDG Vietnam thực hiện. Theo đại diện IDG, hoạt động khảo sát diễn ra từ ngày 15/1 - 15/3/2020 tại 12 tỉnh thành lớn tại Việt Nam, thu được 5.156 mẫu khảo sát thành công trong tổng số hơn 10.000 bản khảo sát. Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nên có tới 60% số phiếu khảo sát thành công được thực hiện online và 40% thực hiện trực tiếp. Đối tượng tham gia khảo sát được chia thành 11 nhóm tuổi, thuộc 11 lĩnh vực/ngành nghề khác nhau. Đây là năm thứ 4 liên tiếp, IDG Vietnam tiến hành chương trình khảo sát này và qua đây chúng ta thấy rõ sự thay đổi, dịch chuyển của các dịch vụ viễn thông trong đó đáng chú ý nhất là sự thay đổi về thị phần, về mức độ hài lòng và về thói quen người sử dụng. Bản báo cáo được kỳ vọng sẽ cung cấp những thông tin quan trọng giúp các nhà mạng có sự nhìn nhận và thay đổi dịch vụ nhằm hướng tới sự phát triển mạnh mẽ hơn.


Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel được vinh danh ở hạng mục “Chất lượng dịch vụ Băng thông rộng di động”

Trên kết quả khảo sát này, IDG Việt Nam phối hợp với Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam tổ chức chương trình Bình chọn giải thưởng Nhà cung cấp dịch vụ Băng thông rộng di động & cố định năm 2020. Hội đồng Bình chọn giải thưởng năm nay gồm 10 chuyên gia là lãnh đạo các đơn vị quản lý nhà nước về viễn thông, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành viễn thông. Trong đó,  Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đạt danh hiệu: “Chất lượng dịch vụ Băng thông rộng di động”, với sự đánh giá cao trên 5 tiêu chí: Chất lượng sóng; Đảm bảo kết nối ổn định vào thời gian cao điểm; Sự tương xứng giữa chất lượng và giá cước; Tốc độ tải dữ liệu (Download); Tốc độ đăng dữ liệu (Upload).

Có thể bạn quan tâm