Các cuộc tấn công lừa đảo thương mại tăng gần 300% trong quý 3/2018

Các cuộc tấn công lừa đảo thương mại tăng gần 300% trong quý 3/2018
Tạp chí Nhịp sống số - Số lượng các cuộc tấn công lừa đảo trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến đang gia tăng, cùng với đó những kẻ lừa đảo ngày càng có xu hướng mạo danh các trang web của các thương hiệu nổi tiếng và sử dụng các trang web lừa đảo giả mạo để đánh cắp dữ liệu từ cả nhà bán lẻ và khách hàng của họ.

Trong bài viết về doanh số bán lẻ giả mạo của tạp chí IntSights Cyber ​​Intelligence và báo cáo rủi ro bán lẻ của hãng Riskified vào tháng 10/2018, các nhà nghiên cứu sau khi tiến hành phân tích hàng trăm triệu lượt mua hàng đã phát hiện ra nhiều dấu hiệu gian lận từ quý 3/2017 đến nay , cùng với đó số lượng các trang web bán lẻ giả mạo tăng 297%.

Eido Gal -  Giám đốc điều hành của Riskified trong một cuộc phỏng vấn với Enterprise Times cho biết, khi thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, gian lận cũng nhờ đó mà tăng trưởng mạnh mẽ. Hậu quả của xu hướng này là cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều chịu thiệt. Doanh nghiệp thì mất uy tín, tổn thất về tài chính là không hề nhỏ. Còn người tiêu dùng thì rất khó để phân biệt hàng thật, hàng giả, bị mất tiền oan, ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống…

ũng theo các nhà nghiên cứu, trong quý 3/2018, mỗi công ty bán lẻ đều là mục tiêu của khoảng 23 cuộc tấn công lừa đảo so với mức trung bình 5,9 vụ của cùng kỳ năm 2017, trong đó những kẻ lừa đảo sử dụng các trang web giả mạo tăng nhanh rõ rệt.

Số lượng ứng dụng và tài khoản mạng xã hội giả mạo nhắm mục tiêu đến các hãng bán lẻ tăng gấp 05 lần trong quý 3/2018

IntSights Cyber ​​Intelligence cũng nhận thấy sự gia tăng đáng kể về số lượng tài khoản và ứng dụng mạng xã hội giả mạo, tăng 469% trong quý 3 năm 2018 so với 345% trong quý 4 năm 2017.

Hiện nay, các hãng bán lẻ đang ngày càng tập trung vào việc thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua nhiều kênh tiếp thị trực tuyến khác nhau như Facebook, tin nhắn SMS, Instagram, Twitter … đây đều là những nền tảng lý tưởng để giới tối phạm mạng triển khai các cuộc tấn công nhắm vào những nạn nhân là các khách hàng mới. Thông qua hình thức tấn công này, khách hàng cũng dễ dàng để lọt số thẻ tín dụng vào tay tội phạm.

Báo cáo của IntSights Cyber ​​Intelligence cũng cho thấy số lượng hàng hóa bị đánh cắp cũng không ngừng tăng lên và đạt đến 278%. Số lượng hàng hóa bị đánh cắp này sau đó được liệt kê để bán lại tại các thị trường chợ đen trên mạng.

Như vậy, các biện pháp phòng chống gian lận thương mại điện tử không mang lại hiệu quả, gây thiệt hại lên đến hàng tỷ USD cho các hãng bán lẻ vì phải chịu các phí tổn trong giao dịch bồi hoàn (người mua hàng không nhận được đúng mặt hàng cần mua, hoặc chuyển tiền cho nhóm lừa đảo, dẫn đến chủ thẻ khiếu nại với ngân hàng phát hành), chưa kể còn tình trạng mất hàng, hàng giả, hàng nhái…

Trong tương lai, các doanh nghiệp, các tổ chức phát triển mảng thương mại điện tử đang phải đối mặt với thách thức khó lường về các vấn đề bảo mật thương mại điện tử, an toàn thông tin. Giới tội phạm đang trở nên ngày càng có tay nghề cao trong những vụ lừa đảo và bất kỳ lúc nào cũng có thể triển khai các cuộc tấn công.

Theo thống kê của các hãng bảo mật, trong quý 2, có tới 21,1% các cuộc tấn công nhắm vào các ngân hàng, 8,17% vào các cửa hàng trực tuyến và 6,43% vào hệ thống thanh toán - chiếm hơn tổng số các cuộc tấn công. Brazil tiếp tục là nước chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số người dùng bị tấn công bởi những kẻ lừa đảo trong quý II năm 2018 (15,51%). Tiếp đến là Trung Quốc (14,44%), Georgia (14,4%), Kirghizstan (13,6%) và Nga (13,27%).

Có thể bạn quan tâm