Thông thường,
Google Calendar
Spammer đã spam qua Google Calendar bằng cách sử dụng vị trí của người dùng và tạo chủ đề để gửi thư mời. Thông thường, thư rác gồm một đoạn văn bản ngắn nói rằng nạn nhân sẽ được nhận một khoản tiền mặt vì một lý do nào đó, cùng với một liên kết để nhận được số tiền. Tuy nhiên, đó có thể là liên kết lừa đảo để tội phạm mạng lấy thông tin tài khoản ngân hàng của nạn nhân hoặc yêu cầu trả phí trước nếu muốn nhận tiền.
Những kẻ tấn công mạng cũng thường sử dụng Google Calendar để tự tạo các cuộc khảo sát giả với phần thưởng nhất định. Chúng cũng hoàn toàn có thể dùng cách tương tự để phát tán thư rác hoặc lừa đảo, cũng như các phần mềm độc hại.
Google Photos
Kẻ lừa đảo sử dụng Google Photos để chia sẻ các bức ảnh với thông tin về khoản tiền lớn có thể nhận được chỉ bằng cách trả lời e-mail có sẵn. Đối với người nhận, nó dường như là một e-mail vô hại từ Google Photos với tiêu đề “Ai đó đã chia sẻ một bức ảnh với bạn”. Sau khi nạn nhân trả tiền, kẻ lừa đảo sẽ biến mất không một dấu vết.
Tội phạm mạng đã lợi dụng tính năng cho phép hiển thị hình ảnh và nội dung lên phần thông báo của Google Photos, cùng tiêu đề những tưởng là vô hại đến mức nạn nhân sẽ mở để xem nội dung bên trong.
Google Forms
Kẻ lừa đảo có thể sử dụng Google Forms tạo biểu mẫu và thăm dò ý kiến, từ đó thu thập dữ liệu người dùng. Nạn nhân sẽ tự điền vào biểu mẫu với thông tin cá nhân, thẻ ngân hàng, .v.v. Kẻ lừa đảo sau đó gửi đề nghị chào hàng chủ động nhằm kiếm lợi với các thông tin khai thác được. Các biểu mẫu thu thập dữ liệu trông có vẻ rất thuyết phục đã khiến Google Forms trở thành công cụ hữu ích cho những kẻ lừa đảo.
Google Drive và Google Storage
Báo cáo spam và phishing hàng quý của Kaspersky liên tục cảnh báo người dùng về việc tội phạm mạng từ lâu đã sử dụng công cụ lưu trữ đám mây để che giấu nội dung bất hợp pháp. Thông thường, các bộ lọc thư rác rất khó xác định liệu e-mail có lừa đảo hay không nếu chỉ dựa trên một liên kết duy nhất được ẩn bên trong thư với các ký tự ngẫu nhiên. Bằng cách này, hầu như mọi nội dung đều có thể được gửi đến người nhận, bao gồm phần mềm độc hại, trang lừa đảo với các biểu mẫu thu thập dữ liệu và quảng cáo quấy rầy người dùng.
Google Analytics
Thư rác cũng xâm nhập vào các dịch vụ khác của Google, trong đó có Google Hangouts và thậm chí là Google Ads và Google Analytics. Đối với Google Ads và Google Analytics, người dùng sẽ nhận được một tin nhắn đính kèm report thống kê lượng truy cập của một website lạ nào đó.
Analytics cho phép tệp được chứa văn bản và liên kết, và tội phạm mạng đã khai thác đặc điểm này. Chúng có thể nhắm mục tiêu đến người dùng doanh nghiệp, vì các dịch vụ này được chủ sở hữu trang web tích cực sử dụng.
Thực tế, Google đã nỗ lực nhiều để chống spam và các hoạt động lừa đảo trực tuyến. Tuy nhiên, bản chất của việc chống lại tội phạm mạng giống như "mèo đuổi chuột": ngay khi lỗ hổng này được bịt lại thì tội phạm mạng sẽ tìm ra những lỗ hổng khác để tấn công. Vì thế, điều quan trọng nhất vẫn là người dùng cần cẩn trọng hơn khi sử dụng các dịch vụ trực tuyến.
Người dùng cần lưu ý: |