Cần làm gì khi khởi nghiệp với nguồn lực hạn chế?

Cần làm gì khi khởi nghiệp với nguồn lực hạn chế?
Tạp chí Nhịp sống số - Do hạn chế về nguồn lực, các startup thường khó tìm được cộng sự đồng chí hướng, nhà đầu tư thích hợp và tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng...

Theo Tech in Asia, sự "quá liều" về thông tin lại gây khó khăn cho những người gọi vốn, bởi chúng tạo ra sự hoài nghi cho nhà đầu tư, đối tác. Dưới đây là những gợi ý để các

 khởi nghiệp, Startup, tech startup, tư vấn khởi nghiệp, chọn cộng sự,

Ba câu hỏi quan trọng đối với một startup

Vì thế, bạn không chỉ thực hiện những chiến dịch marketing hoành tráng mà còn cần thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm đến vấn đề và lĩnh vực startup mà bạn tham gia, sản phẩm của bạn có khả năng thực hiện được, cũng như thể hiện tầm nhìn của nhà sáng lập. Tech in Asia gọi đây là “những sản phẩm biết nói” để có thể thuyết phục người khác tin tưởng và muốn hợp tác cùng bạn.

Cần tạo ra những sản phẩm tốt để người dùng có thể trải nghiệm. Từ đó, bạn sẽ thu thập được góp ý, thực hiện những nghiên cứu cần thiết để tiếp tục phát triển sản phẩm. Sản phẩm của bạn không cần hoàn hảo nhưng nó cần thể hiện sự nghiêm túc, quyết tâm và sự hiểu biết của bạn. Bạn sẽ thất bại khi trình làng những sản phẩm bộc lộ sự cẩu thả, yếu kém của người sáng lập.

Biết cách kể "câu chuyện" của mình

Thương hiệu sô cô la Mason&Co do một cặp đôi yêu nhau tại Auroville, Ấn Độ sáng lập. Họ đã đi khắp Ấn Độ tìm nguyên liệu ca cao nguyên chất để làm ra những viên kẹo sô cô la chất lượng cao. Họ đã học hỏi bí quyết sản xuất ca cao chất lượng cao nhất từ người dân địa phương.

Lý do để họ làm những điều này vì họ yêu sô cô la và nhận thấy lỗ hổng của thị trường khi sản phẩm của các các tập đoàn sản xuất loại kẹo này của Ấn Độ có chất lượng rất kém. Câu chuyện của họ trở thành nội dung trong chiến lược marketing của hãng và mang đến hiệu ứng tốt từ nhà đầu tư và khách hàng.

Như vậy, việc để đối tượng tiềm năng biết được tầm nhìn của bạn cũng như hiểu được lý do vì sao bạn tiến hành công việc sẽ giúp công ty và sản phẩm của bạn gây được ấn tượng tốt, nổi bật giữa hàng ngàn startup và các sản phẩm mới.

Thể hiện sự khác biệt

Một trong những lý do khiến Apple trở thành thương hiệu lớn và có rất nhiều khách hàng trung thành chính là nhờ triết lý “Nghĩ khác” (Think Different). Thậm chí, đến tận bây giờ, Apple vẫn là biểu tượng của việc mang đến những sản phẩm và giá trị khác biệt.

Để công ty startup của bạn được biết đến, hãy tìm hiểu về chiến dịch này của Apple và cũng hãy “nghĩ khác” để công ty của bạn trở nên độc đáo, khác biệt.

3 thủ thuật để tiếp cận đúng đối tượng

1. Lập chiến lược cho “chiến dịch kể chuyện” của bạn

Cần có chiến lược chi tiết với một số bước cơ bản như sau:

Tìm ra cách giao tiếp hiệu quả. Hãy nghiên cứu xem “khán giả” của bạn là ai, họ thích xem video, xem hình ảnh hay đọc blog. Bạn cần hiểu đối tượng bạn muốn hướng đến là ai để thiết kế cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả.

Bạn cũng cần tìm người giúp bạn kể câu chuyện đó thật hấp dẫn: một người giỏi viết lách hoặc người làm video chuyên nghiệp để đảm bảo rằng chiến dịch truyền thông của bạn đạt hiệu quả cao nhất. Sau đó, bằng một số phần mềm, ghi nhận số lượt click, lượt chia sẻ…, bạn có thể đo lường được phần nào hiệu quả truyền thông của chiến dịch.

2. Tạo blog hướng đến nhân viên – nhà đầu tư tiềm năng

Bằng những bài viết và cách thể hiện các nội dung trên blog, bạn thể hiện được mình là ai và bạn muốn kết nối với những người có tính cách, quan điểm như thế nào. Việc này rất quan trọng để mọi người có thể hiểu về nhau hơn trước khi quyết định kết nối, hợp tác với nhau lâu dài.

Là một startup, bạn chắc chắn muốn tìm những cộng sự cùng quan điểm, mục đích phấn đấu và muốn cùng bạn “đồng cam cộng khổ” hơn là những nhân viên chỉ muốn nhận lương.

3. Chiến dịch nhỏ

Bạn cần thực hiện những chiến dịch nhỏ, trên các phương tiện khác nhau nhằm thu hút những đối tượng bạn muốn hướng đến. Bạn nên liên tục thử nghiệm, đo lường hiệu quả của các chiến dịch để cải thiện chúng, mang lại hiệu quả tốt nhất.

 

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.