Việc giảm chi phí sản xuất được thể hiện ở giá nguyên liệu đầu vào. So với giá sản xuất của iPhone XS Max là 433 USD, mức giá của iPhone 11 đã thấp hơn từ 30 đến 50 USD.
JP Morgan cho rằng, chi phí này giảm nhờ việc Apple đã giảm được chi phí bộ nhớ, ngoài ra hãng cũng bỏ một số tính năng của iPhone XS trên iPhone 11.
Tuy nhiên, tại sao người dùng lại không được hưởng lợi gì từ việc giảm giá sản xuất này? Yếu tố đầu tiên đến từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Apple có thể sẽ đưa phần chi phí giảm sang phần dự phòng rủi ro thuế quan.
Phần lớn iPhone đang được sản xuất ở Trung Quốc và Apple đang lo việc các thiết bị điện tử Trung Quốc sẽ bị đánh thuế 10%. Khi đó, doanh thu của Apple sẽ giảm 8%.
Nhưng có tới 2/3 số lượng iPhone trên thế giới được bán ở ngoài nước Mỹ, Apple cũng không muốn giảm giá sản phẩm nên chắc chắn hãng vẫn sẽ lãi lớn nhờ giảm chi phí sản xuất.
Nếu các thiết bị từ Trung Quốc không bị đánh thuế 10%, truyền thống của Apple cũng khiến họ không giảm giá sản phẩm. Vấn đề chỉ còn là việc iPhone năm nay có gì hấp dẫn khách hàng chịu bỏ một số tiền lớn để nâng cấp điện thoại không.
Một số nghiên cứu đã cho thấy kể từ khi Apple ra mắt iPhone X năm 2017, người dùng đã ít mua điện thoại mới hơn. Lý do là chiếc máy này vẫn còn tốt đến hiện nay, khách hàng đang chờ những mẫu điện thoại khác biệt hoàn toàn.
Những thông tin rò rỉ hiện nay về iPhone 11 đang khiến nhiều người dùng thất vọng vì thiết kế máy không có sự thay đổi, ngoài ra 3 camera phía sau được bố trí khá thô. Tuy nhiên, Apple có thể sẽ đưa lên mẫu máy này camera 3D và có thêm phiên bản hỗ trợ mạng di động 5G.