Chính phủ Mỹ vấp phải sự chống đối từ các đại gia công nghệ

Chính phủ Mỹ vấp phải sự chống đối từ các đại gia công nghệ
Tạp chí Nhịp sống số - Apple, Google và Amazon gần đây đã cùng theo bước Microsoft trong cuộc chiến ngăn cản chính phủ Mỹ thực hiện những cuộc điều tra truy quét email của khách hàng.

Liên minh bảo vệ người dùng

Chính phủ Mỹ vấp phải sự chống đối từ các đại gia công nghệ

Delta Air Lines và BP America, Phòng thương mại Hoa Kỳ cùng một số doanh nghiệp khác cũng đang yêu cầu được tham gia liên minh ủng hộ Microsoft và cho rằng những lợi ích khổng lồ ngành điện toán đám mây mang lại chắc chắn sẽ không thể thành hiện thực nếu các công ty không thể bảo vệ quyền riêng tư cho khách hàng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ Loretta Lynch cùng các bên ủng hộ lại bảo vệ quyền truy vấn dữ liệu cá nhân này với lý do các công cụ số sẽ giúp truy quét các hoạt động tội phạm và khủng bố ngày càng tinh vi hiện nay.

Phát ngôn viên Bộ Tư pháp Mark Abueg không phản hồi ngay yêu cầu bình luận về vụ việc cũng như liệu chính phủ sẽ kỳ vọng gì vào Bộ Tư pháp.

Đáp lại yêu cầu trên, chính phủ cho biết Microsoft không có quyền kiện những hoạt động truy vấn người dùng và cho biết công ty đã yêu cầu tòa án xét duyệt hàng ngàn vụ việc liên quan đến tranh chấp này mà không cân nhắc từng trường hợp một.

Vẫn chưa ngã ngũ

Apple cho biết tần suất cũng như phạm vi yêu cầu truy vấn của chính phủ trên thực tế hầu như không có giới hạn bởi công ty không hề biết gì về quá trình điều tra của họ. Tính riêng năm 2016, Apple đã nhận được tới 600 yêu cầu truy vấn tài khoản người dùng.

Fox News Network, Associated Press cùng 27 hãng thông tấn khác cũng yêu cầu tham gia vào phiên tòa thứ Sáu vừa qua và cho biết ngăn cấm giới báo chí tiết lộ các hoạt động truy vấn tài khoản email người dùng là vi phạm quyền tự do ngôn luận nói chung.

Microsoft đã đứng trên chiến tuyến này từ 2 năm trước. Tháng 7 vừa qua, hãng phần mềm khổng lồ đã kêu gọi tổ chức một phiên tòa điều tra vụ việc chính phủ yêu cầu truy cập email lưu trữ trên server của công ty tại Ireland, một phần trong cuộc điều tra một đường dây ma túy tại Manhantan, New York.

Quyền truy cập từ chính phủ

Trong vụ việc được lôi ra trước tòa án Seattle, Microsoft coi đạo luật bảo vệ quyền riêng tư thư tín điện tử (ECPA) năm 1986 là đi ngược lại Hiến pháp và cho rằng khách hàng của công ty có quyền được biết khi nào chính phủ đang tiến hành truy quét tài khoản của họ. Những đạo luật trước đây vẫn cho phép chính phủ Mỹ bí mật truy cập dữ liệu cá nhân người dùng trong các cuộc điều tra.

Niềm tin của dư luận của tế vào sự giám sát của Mỹ đã suy giảm sau vụ việc cựu điệp viên CIA Edward Snowden tiết lộ các hoạt động tình báo của chính phủ nước này.

Theo chuyên viên phân tích Matt Larson của Bloomberg Intelligence, Microsoft muốn có thể thông báo cho người dùng của họ khi nào những hoạt động truy vấn tài khoản được thực hiện để bảo vệ quyền riêng tư cho họ.

Microsoft cho biết tính từ thời điểm 18 tháng trước khi vụ việc được đệ trình lên tòa án, công ty đã nhận được hơn 5600 yêu cầu truy cập dữ liệu người dùng từ chính phủ liên bang, trong đó có 2600 yêu cầu mật không cho phép Microsoft được báo với khách hàng về các hoạt động điều tra.

Các bên ủng hộ Microsoft, bao gồm cả các cựu công tố viên bang Washington và một cựu điệp viên đặc biệt của FBI. Họ đều đồng ý rằng những cuộc điều tra bí mật đã đi ngược lại Hiến pháp.

Chi tiết vụ việc sẽ được đưa tin thêm trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm