Xu hướng tất yếu
Phát triển nông nghiệp CNC trên cơ sở đổi mới khoa học công nghệ (KHCN) được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm, giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp. Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, tính ưu việt của công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật…sẽ giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, đóng góp tích cực để bảo vệ môi trường. Các chuyên gia, các nhà khoa học cũng chung nhận định, đây thực sự là một trong các giải pháp quan trọng đóng góp có hiệu quả, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, các tiến bộ về KHCN đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo còn dưới 10%,...). Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau màu) đạt khoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh đồng bằng đạt 90%).
Nhiều doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC, trang trại tiên tiến đã và đang làm chủ được quy trình công nghệ, giảm giá thành sản phẩm, nhân rộng các quy trình công nghệ chuyển giao cho người sản xuất ở tất cả các lĩnh vực, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế từ 15-30%, thúc đẩy sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp.
Cũng theo Bộ KH&CN, nhờ ứng dụng KHCN, năng suất một số vật nuôi, cây trồng của Việt Nam đạt cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, năng suất lúa cao nhất trong các nước ASEAN (trong đó cao hơn gấp rưỡi Thái Lan), cà phê có năng suất đứng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Brazil), năng suất hồ tiêu đứng đầu thế giới, cao su đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Ấn Độ), cá tra với năng suất 500 tấn/ha cũng cao nhất thế giới.
Đúng lúc và kịp thời
Khi mà những nhận thức về tư duy của một nền nông nghiệp hiện đại đã thay đổi, cơ chế rộng mở, nhân sự lao động đã sẵn sàng thì sự vào cuộc của Agribank cho vay nông nghiệp CNC thời điểm đó được đánh giá là đúng lúc và kịp thời đã hoàn chỉnh đầy đủ nguồn lực cho sự phát triển của một nền nông nghiệp bền vững.
Tuy nhiên, dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, ngành nông nghiệp CNC vẫn còn gặp phải không ít khó khăn. Mô hình sản xuất nông nghiệp CNC đồng nghĩa với việc tổ chức sản xuất phải được thực hiện trên quy mô tương đối lớn và đầu tư tương xứng về mặt hạ tầng, công nghệ sản xuất trong khi dòng vốn đầu tư vào nông nghiệp còn thấp.
Để kích thích nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp và bà con, Agribank đã thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm cho khách hàng tùy từng trường hợp cụ thể. Cùng với đó, khách hàng vay vốn theo chương trình phát triển nông nghiệp CNC, nông nghiệp sạch của Agribank sẽ được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank, giảm 50% theo mức phí quy định hiện hành của Agribank đối với chuyển tiền ngoài hệ thống Agribank…
Agribank cũng chủ động cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, nhằm tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tín dụng. Cùng với đó, việc tiến hành một cách tích cực nhằm rút ngắn thời gian thẩm định dự án, phương án vay vốn và nâng định mức cho vay cho khách hàng, phối hợp với chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ cho khách hàng tiếp cận vốn vay ngay từ khi hình thành dự án được triển khai tích cực.
Từ tháng 11/2016, khi Thủ tướng phát động đẩy mạnh chương trình cho vay nông nghiệp CNC đến ngày 30/11/2022, doanh số cho vay từ khi bắt đầu triển khai chương trình của Agribank đã đạt trên 30.000 tỷ đồng, dư nợ đạt trên 5.000 tỷ đồng với gần 4.000 khách hàng (trong đó có gần 100 khách hàng doanh nghiệp và 3.900 khách hàng là cá nhân). Một số dự án mà Agribank đã đầu tư với quy mô vốn lớn như dự án nhà máy chế biến rau quả thực phẩm, nông sản xuất khẩu tại An Giang, Vĩnh Long (với doanh số cho vay hơn 4.100 tỷ đồng); các dự án nuôi tôm giống, tôm thịt, nuôi bò sữa tại Ninh Thuận (có doanh số cho vay hơn 3.700 tỷ đồng); dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi sạch tại Hà Nam (với doanh số cho vay gần 5.000 tỷ đồng)… Ngoài ra các mô hình trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng), chế biến rau quả (Ninh Bình), thức ăn, chăn nuôi heo, gà đẻ trứng (Bình Phước, Thanh Hóa), chanh dây, hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên (Đăk Nông, Kon Tum), thanh long theo tiêu chuẩn VietGap (Bình Thuận)... đã mang lại hiệu quả thiết thực, tiếp tục khẳng định vai trò của Agribank trong các hoạt động đầu tư vào phát triển nông nghiệp CNC.
Vì nền nông nghiệp phát triển bền vững
Xác định nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn tín dụng, trong thời gian tới, Agribank đẩy mạnh cho vay các ngành hàng chủ lực gắn với các sản phẩm OCOP, một tiêu chuẩn có vai trò quan trọng đối với các sản phẩm “thuần Việt”. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP sẽ nâng cao thu nhập của dân cư vùng nông thôn, góp thêm phần đổi khác tập quán canh tác lỗi thời, hướng tới nền kinh tế thị trường, đem lại uy tín về sản phẩm và thương hiệu cho hợp tác xã, tạo nên hướng đi mới, tân tiến, hiệu suất cao hơn trong sản xuất kinh doanh thương mại những loại sản phẩm truyền thống lịch sử, không chỉ vậy, những mẫu sản phẩm này còn có thời cơ để vươn ra thị trường lớn. Điều này sẽ giúp tái cơ cấu tổ chức nền kinh tế tài chính nông thôn.
Trong định hướng của mình, cùng với đầu tư vốn tín dụng trực tiếp cho hộ sản xuất, Agribank sẽ tiếp cận đầu tư cho vay hỗ trợ sản xuất thành phẩm, các chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với phát triển các sản phẩm OCOP này.
Ngân hàng cũng sẽ tập trung định hướng áp dụng bộ tiêu chuẩn ESG trong hoạt động, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, từ đó, thay đổi nhận thức người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của hàng nông sản Việt Nam. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong giao dịch thanh toán, Agribank đã đề ra nhiều chủ trương tăng cường nguồn nhân lực và hệ thống công nghệ; tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di dộng đa dạng phù hợp với điều kiện ở mọi miền tổ quốc. Ngoài ra, tại Agribank, nghiệp vụ thanh toán biên mậu đang được mở rộng tới nhiều ngân hàng, đối tác, đa dạng hóa cơ chế ưu đãi, nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân trong kinh doanh, đặc biệt trong hoạt động xuất khẩu nông sản CNC. Với hệ thống mạng lưới giao dịch tới nhiều nước, dịch vụ thanh toán của Agribank đến các khách hàng sẽ được đảm bảo nhanh chóng và thuận lợi, như một cánh tay nối dài đưa nông sản Việt Nam đến gần hơn với thế giới. Từ đó, tạo chuyển biến căn bản về sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, phát triển được nhiều ngành nghề, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao đời sống nhân dân.
Với vai trò và trách nhiệm của mình, Agribank cam kết sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại, tiên tiến. Đây là kỳ vọng của xã hội, cũng là trách nhiệm, quyền lợi và động lực phát triển của bản thân Agribank trong thời đổi mới và hội nhập.
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vay theo mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Agribank có những cơ chế đảm bảo sau:
- Khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Agribank nơi cho vay xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.
- Các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Agribank nơi cho vay xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.