Theo nhà nghiên cứu bảo mật Damien Zammit, có khả năng những chiếc máy tính (kể cả PC lẫn laptop) dùng chip x86 của Intel đang bị tin tặc khai thác mà không ai biết tới.
Hầu hết người dùng khi mua máy tính dùng chip Intel đều không biết rằng hãng này đã tích hợp bộ vi xử lý ARC 32-bit đặc biệt vào bên trong chipset hỗ trợ bo mạch chủ. Con chip này là một phần của hệ thống quản lý Intel Management System (ME), hoạt động hoàn toàn độc lập và có thể kiểm soát
Với mục đích như vậy nên khi thiết lập hệ thống, hầu như người dùng không hề biết tới sự hiện diện của ME, mà trong một số trường hợp còn bao gồm cả công nghệ quản lý chủ động AMT của Intel.
AMT có thể hoạt động trong bất cứ môi trường hệ điều hành nào. Nhờ có AMT mà hệ thống ME có thể kiểm soát toàn bộ con chip x86 và có thể tiếp cận bất cứ vùng nhớ nào của chip.
ME có thể dùng máy chủ TCP/IP riêng có khả năng vượt qua bất cứ tưởng lửa nào cài đặt trên hệ thống để gửi và nhận gói tin. Hệ thống ME không thể vô hiệu hóa bằng hệ điều hành cài đặt hoặc bằng firmware dựa trên nền x86, nhất là trên các hệ thống dùng chip mới hơn nền tảng Intel Core 2.
Giới chuyên gia bảo mật cho rằng tin tặc có thể dùng rootkit để âm thầm chiếm quyền điểu khiển chính nhằm tiếp cận những chiếc máy tính chạy chip Intel. Tuy nhiên, khả năng này mới chỉ có trên lý thuyết bởi nghiên cứu hiện chỉ áp dụng cho hệ Intel ME cũ hơn. Ngoài ra, không phải dòng chip Intel nào cũng bị ảnh hưởng – chỉ có dòng chip hỗ trợ chức năng vPro mới nằm trong danh sách có nguy cơ.