Không phải là thách thức, mà là chiến lược
Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của công nghiệp kỹ thuật số sẽ làm thay đổi tận gốc tất cả các công ty trong ngành công nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, dường như chỉ có một số nhỏ các nhà quản lý cảm thấy được trang bị đầy đủ để đáp ứng những thách thức mới.
Theo kết quả khảo sát, hầu hết lãnh đạo của các công ty máy móc và nhà máy kỹ thuật cho biết họ và nhân viên của mình không có đủ “sự sáng tạo để suy nghĩ bên ngoài mô hình sản xuất hiện có”. Và có đến 86% số người được hỏi phàn nàn về sự kỹ năng “sử dụng phần mềm và dữ liệu” trong công ty. Hơn nữa, 84% thừa nhận rằng họ không có “chuyên môn cần thiết để phân tích khối lượng dữ liệu lớn” hay để hiểu được dữ liệu hay đưa ra các biện pháp cải thiện rõ rệt.
Điều này cho thấy, để trở thành một công ty có thể phát triển mạnh trong công nghiệp kỹ thuật số là một thách thức lớn. Nó sẽ yêu cầu các nhà công nghiệp phải phát triển các kỹ năng trong việc hiểu được dữ liệu, nâng cấp công nghệ, sáng tạo hơn, và tạo ra những thay đổi về mặt tổ chức nhằm thúc đẩy những tiến bộ này.
Do đó, các công ty công nghiệp mong muốn khai thác tiềm năng kỹ thuật số sẽ cần phải chuyển đổi nhiều khía cạnh của mô hình kinh doanh và điều hành của họ, đồng thời xây dựng một loạt các quy trình mới.
Cuộc cách mạng ở
Immelt đã quyết định rằng, GE cần phải bắt đầu xây dựng một hệ thống có khả năng phân tích dữ liệu lớn và tìm đến ông William Ruh, lúc đó đang là Phó chủ tịch của Công ty Cisco Systems. Bị gây ấn tượng bởi tầm nhìn của Immelt, William Ruh đã chấp nhận đề nghị công việc và đến cuối năm 2011, GE đã mở một trung tâm phần mềm tại San Ramon, California.
Tiếp đó, với niềm tin rằng GE cần một cuộc cách mạng thực sự, Immelt tìm sự hỗ trợ từ ông Eric Ries - doanh nhân công nghệ cao và là tác giả của cuốn sách "The Lean Startup" (Khởi nghiệp tinh gọn). Ries đã giúp GE tự tạo nên mô hình FastWorks. Theo GE, chính FastWorks đã góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất của một tuabin khí chỉ mất một năm rưỡi, thay vì 5 năm như thông thường.
Vào cuối năm 2013, GE đã có 750 nhân viên làm việc tại văn phòng ở San Ramon và đã phát triển một phiên bản đầu tiên của Predix, một hệ điều hành như Windows hay Android, nhưng dành riêng cho Internet ngành công nghiệp. Tập đoàn cũng bắt đầu phát triển các ứng dụng trên nền tảng Predix, cho phép Predix thu thập và phân tích một khối lượng lớn dữ liệu từ các máy móc được trang bị các hệ thống thiết bị cảm biến.
Vào tháng 4/2015, ông Immelt công bố kế hoạch tái cấu trúc tập đoàn với việc bán 200 tỷ USD tài sản GE trong vòng hai năm. Cùng với việc bán đi phần lớn của mảng kinh doanh tài chính rủi ro, GE đã ký hợp đồng để bán bộ phận sản xuất đồ gia dụng cho Tập đoàn Haier (Trung Quốc) và đặt mục tiêu tăng thị phần trong ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu với việc mua lại Công ty năng lượng Alstom (Pháp) vào năm 2015, với giá trị là 10 tỷ USD. Với việc tái cơ cấu lại các mảng kinh doanh, GE kỳ vọng 90% lợi nhuận sẽ đến từ mảng công nghiệp vào năm 2018.
Áp lực cạnh tranh từng ngày
Phải thừa nhận rằng, GE luôn phải đối mặt với cạnh tranh từ nhiều phía, đặc biệt là các công ty phần mềm khổng lồ. Chẳng hạn, Amazon và Google đang bước chân vào lĩnh vực Internet ngành công nghiệp, ngoài ra còn có IBM và Microsoft và hàng chục công ty phần mềm nhỏ khác nữa. |
Khi GE công bố kế hoạch mở một bộ phận phần mềm vào năm 2011, công ty dự tính sẽ chỉ có một đội ngũ khoảng 400 nhân viên. Ngày nay, con số đã là hơn 14.000 kỹ sư phần mềm, các chuyên gia dữ liệu và thiết kế cùng nhau phát triển phần mềm cho GE và khách hàng của mình (Riêng số lượng nhân viên tại văn phòng ở San Ramon hiện nay đã lên tới 2.000). Số lượng nhân viên dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.
Doanh thu từ phần mềm của GE đang trên đà tăng trưởng ở mức 20%, tăng đến hơn 6 tỷ USD, trong năm 2016, chưa đầy một năm kể từ ngày GE Digital được thành lập.
GE đang bắt đầu bán các dịch vụ dựa trên nền tảng Predix cho khách hàng để họ có thể tự thiết kế các sản phẩm công nghiệp của riêng mình. Công ty Pitney Bowes (Hoa Kỳ) chuyên về vận chuyển hàng hóa, hiện đang sử dụng các ứng dụng trên nền tảng Predix trên các máy gắn nhãn thư và các thiết bị phân loại thư trong phòng thư của công ty. Công ty Toshiba (Nhật Bản) đang sử dụng các ứng dụng trên nền tảng Predix trong sản xuất thang máy. Tổng cộng có khoảng 20.000 lập trình viên của GE, của các đối tác của GE và cả những lập trình viên ở các công ty khác hiện đang làm việc trên nền tảng Predix để tạo ra các ứng dụng và giải pháp công nghiệp.
Có thể thấy, việc chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng trong thế giới công nghiệp, và đó chính là một trong những thời điểm mà một công ty phải lựa chọn - hoặc là thành công hoặc sẽ trở nên lỗi thời.