Chuyển đổi số cho báo chí: Tìm mô hình hiệu quả để tăng doanh thu, giữ độc giả

Chuyển đổi số cho báo chí: Tìm mô hình hiệu quả để tăng doanh thu, giữ độc giả
Tạp chí Nhịp sống số - Nguồn thu sụt giảm, thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng thay đổi, phương thức phân phối thông tin lạc hậu, sự áp đảo của truyền thông xã hội... Đó là những áp lực đang đè nặng lên báo chí ngày nay, cũng là chủ đề được đặt ra tại Diễn đàn "Chuyển đổi số và các mô hình kinh tế mới cho báo

Diễn đàn "Chuyển đổi sổ và các mô hình kinh tế mới cho báo chí" là sự kiện do Bộ thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí, nhà mạng, doanh nghiệp cung cấp giải pháp nền tảng... Qua đó, trao đổi về những thách thức của báo chí Việt Nam trong giai đoạn mới, cũng như tìm kiếm các mô hinh mới, góp phần tăng nguồn thu cho các cơ quan báo chí trong bởi cảnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ ngày một phát triển. Đây cũng là hoạt động trong khuôn khổ “Dự án phát triển Báo chí Việt Nam" giai đoạn 2020 - 2024.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo nhận định: Nền kinh tế thế giới đang chứng kiến nhiều biển động sau sự bùng phát của đại dịch Covid-19, giãn cách xã hội đã trở thành giải pháp tình thế trên quy mô toàn thể giới... Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để con người nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách phải thực hiện quá trình chuyển đối số. Trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, chuyển đối số sẽ giúp các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt, vừa tiết giảm chi phi, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn. Có thể thấy, đó chính là việc sử dụng các công nghệ mới, các giải pháp nền tảng... để tạo ra mô hình kinh doanh mới cho báo chí, tạo ra doanh thu và những giá trị mới cho dữ liệu.

báo chí Việt Nam, chuyển đổi số, Thị trường báo chí,

Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng, hiện nay các cơ quan báo chí dang đổi mặt với rất nhiều khó khăn như: sự sụt giảm nguồn thu từ quảng cáo, bán báo, từ ngân sách nhà nước; thói quen đọc, xem, nghe của bạn đọc thay đổi, phương thức làm báo truyền thống không còn thu hút độc giả như trước ... cùng với sự áp đảo của truyền thông xã hội làm cho các cơ quan báo chí mất dần độc giả. Cùng đó, các giải pháp, ha tầng phân phối nội dung và quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới đang ngày càng ưu việt và lấn át báo chí truyền thông. 

Trước những áp lực "bủa vây" này, một câu hỏi lớn được đặt ra: Các cơ quan báo chí phải làm gì để vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị, tồn tại và phát triển, vừa bắt kịp xu thế vận động, phát triển của thời đại công nghệ.

"Để làm được việc này, chúng ta phải có công nghệ, có giải pháp, có sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý, các nhà mạng viễn thông và quan trong nhất là có sự đồng thuận, liên kết của các cơ quan báo chí nhằm tạo ra sức mạnh, một mặt giúp  các cơ quan báo chí tồn tại và phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung của báo chí khu vực và thế giới; mặt khác, quan trọng hơn, là tạo thành một sức mạnh chung chống lại sự lấn át của các nền tảng xuyên biên giới...", Thứ trưởng nói.

Từ những gợi mở này, các diễn giả cũng chia sẻ cùng Diễn đàn những ý kiến với nhiều chủ đề liên quan, chẳng hạn như việc tiếp cận và sử dụng các công nghệ mới cho báo chí trong tham luận "Chuyển đổi số mở ra cơ hội cho các cơ quan báo chí" (ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT); "Ứng dụng công nghệ trong việc phát triển mô hình kinh doanh quảng cáo" (ông Nguyễn Thế Tân - TGĐ Công ty CP VCCorp),...

“Một trong những nghịch lý thực tế ghi nhận trong nửa đầu năm 2020, dịch COVID-19 khiến lượng truy cập vào hệ thống cơ quan báo chí tăng mạnh nhưng doanh thu quảng cáo lại giảm 50-60%, thậm chí có đơn vị giảm doanh thu tới 70%. Trong khi báo chí hiện vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguồn thu quảng cáo, dẫn tới khó khăn lớn hơn cho hoạt động của các cơ quan báo chí” - ông Công Anh nói.

Đặc biệt, câu hỏi về nguồn thu cho báo chí, về việc làm sao để độc giả trả tiền cho tin tức cũng được đặt ra một cách thẳng thắn. Với chủ đề này, nhiều quan điểm đã được các diễn giả đưa ra, như "Tìm nguồn thu mới cho báo chí" (ông Lê Quốc Minh - Phó TGĐ Thông tấn xã Việt Nam); "Khi nào công chúng sẵn sàng trả phí đọc báo điện tử tiếng Việt?" (ông Lê Xuân Trung - phó TBT báo Tuổi trẻ Tp. Hồ Chí Minh), "Mô hình kinh tế báo chí nào cho các cơ quan báo chí địa phương"  (ông Mai Vũ Tuấn - GĐ Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh)...

Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 2024" là chương trình hành động nhằm thực hiện sảng kiến của Bộ trưởng Bộ TT&TT, với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam, hòa nhập với sự phát triển của báo chí thế giới, góp phần thực hiện tốt vai trò trong việc xây dựng khát vọng về một Việt Nam hùng cường và vươn cao hơn nữa.
Đây sẽ là Dự án được triển khai theo phương châm xã hội hóa, thông qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước góp phần chuyển tải các giá trị tốt đẹp đến với xã hội. Đồng hành cùng dự án trong suốt 5 năm là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) với tổng ngân sách dự kiến để triển khai các hoạt động là 25 tỷ đồng. 
Các chương trình hoạt động sẽ bao gồm việc tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho các nhà báo Việt Nam; đào tạo kỹ năng quản lý báo chí, các hội thảo tư vấn, các hoạt động hỗ trợ khác .. Công tác đảm bảo chuyên môn của Dự án sẽ do Cục Báo chí, Cục PTTH và TTĐT phối hợp với Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT phối hợp thực hiện.

Có thể bạn quan tâm