Theo đánh giá từ Cisco, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số. Cụ thể, nghiên cứu gần đây do IDC và Cisco thực hiện tại 14 nước châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, các DNNVV tại Việt Nam đã có mức độ chuyển biến cao trong nhận thức về chuyển đổi số, với 72% DNNVVN được hỏi cho biết đang tìm cách chuyển đổi số nhằm đưa các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường, tăng cao so với tỷ lệ 32% của năm ngoái. Bên cạnh đó, 72% số doanh nghiệp tham gia khảo sát nhận thấy họ phải thay đổi để bắt kịp sự cạnh tranh, trong khi 46% cho biết lý do họ chuyển đổi là vì yêu cầu từ phía khách hàng.
Cùng đó, cần ghi nhận tác động không hề nhỏ của đại dịch lên các DN Việt Nam, như kết quả Báo cáo khảo sát tác động của sự bùng phát dịch Covid-19 lần 2 đối với doanh nghiệp do Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng tư vấn cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện từ 13-16/8/2020. K͇ết qu̫ả kh̫ảo sát này cho th̭ấy, tác động của sự bùng phát d͓ịch b͏ệnh Covid-19 l̯ần hai đối với doanh nghi͏ệp đặc biệt lớn: 20% doanh nghi͏ệp tr̫ả lời là đã ph̫ải t̩ạm dừng ho̩ạt động; 76% doanh nghi͏ệp cho bi͇ết hi͏ện không cân đối được thu chi; 2% doanh nghi͏ệp đã giải thể, ch͑ỉ có 2% doanh nghi͏ệp t̩ạm thͥời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Trong bối cảnh đó, ông Raz Mohamad - Giám đốc khối doanh nghiệp nhỏ và thương mại của Cisco – cho rằng, chuyển đổi số là cách để DNNVV phục hồi nhanh nhất và hiệu quả nhất trong giai đoạn hậu Covid-19.
Liên quan đến chủ đề này, ông Daniel-Zoe Jimenez - Giám đốc nghiên cứu chuyển đổi số của IDC – cũng phân tích rõ: “Chuyển đổi số không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành vấn đề sống còn cho DNVVN. Covid-19 buộc các doanh nghiệp chuyển sang ưu tiên chuyển đổi số, phụ thuộc nhiều hơn vào các công nghệ mới nhằm đảm bảo tính liên tục và khả năng phục hồi hoạt động kinh doanh”.
Chia sẻ trong buổi gặp gỡ báo giới trực tuyến của Cisco ngày 9/9, ông Mohamad nhận định: “DNNVV là trụ cột của nền kinh tế Đông Nam Á, chiếm hơn 85% tổng số doanh nghiệp và tạo ra nguồn việc làm chính cho khối tư nhân trong khu vực. Tuy đang phải đối mặt với những thách thức lớn, các doanh nghiệp này cũng có cơ hội lớn nhờ đẩy nhanh chuyển đổi số. Công nghệ không chỉ giúp giải quyết một số thách thức lớn và phục hồi hoạt động, mà còn giúp duy trì tăng trưởng trong dài hạn”.
Bổ sung cho nhận định này, bà Lương Thị Lệ Thủy - Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam - cho biết: “DNNVV là một trong những khối bị ảnh hưởng nặng nhất bởi đại dịch. Thực hiện chuyển đổi số sẽ đóng vai trò then chốt trong quá trình phục hồi và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của đất nước”.
Trên kết quả khảo sát, các chuyên gia đến từ Cisco phân tích: Nếu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, DNVVN có thể đóng góp tới 30 tỷ USD vào GDP Việt Nam năm 2024. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng đang đối mặt với những thách thức, như thiếu tầm nhìn và tư duy về chuyển đổi số (16%), thiếu các công nghệ thiết yếu (12%) hay thiếu hiểu biết sâu sắc về khách hàng và dữ liệu hoạt động (12%).
Nhìn chung, tại châu Á - Thái Bình Dương, chuyển đổi số tại các DNNVV có thể góp thêm từ 2,6 đến 3,1 nghìn tỷ USD vào GDP của khu vực trong bốn năm tới. Đây là một cơ hội mà các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là DNNVV không thể bỏ qua, đại diện Cisco nhận định.
Trước đó, nhằm hỗ trợ tài chính cho các DNNVV áp dụng công nghệ và số hóa hoạt động kinh doanh để mở ra các cơ hội tăng trưởng mới và đóng góp vào sự phục hồi nền kinh tế chung hậu COVID-19, từ cuối tháng 8/2020, Cisco đã đưa ra Chương trình Hỗ trợ tài chính với lãi suất 0%, giúp các DNVVN Việt Nam, Singapore, Malaysia, Philippines và Thái Lan có thể tiếp cận những giải pháp công nghệ cần thiết của Cisco.
Chương trình ưu đãi kéo dài thời hạn thanh toán trong vòng 3 năm, các DN sẽ trả góp hàng tháng trong vòng 36 tháng với các đơn hàng cùng Cisco có giá trị từ 20.000 USD đến 300.000 USD. Khách hàng sẽ được toàn quyền sở hữu đầy đủ thiết bị vào thời điểm kết thúc thời hạn hợp đồng.