Chuyển đổi số: Tính xa, làm ngay, bắt tay từ việc nhỏ

Chuyển đổi số: Tính xa, làm ngay, bắt tay từ việc nhỏ
Tạp chí Nhịp sống số - Dù lợi ích của chuyển đổi số đã rất rõ ràng nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn ngại ngần vì không biết chi bao nhiêu, chọn ai đi cùng trong quá trình chuyển đổi của mình.

Chuyển đổi số trong những năm gần đây không còn được nhắc đến như một khẩu hiệu, nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong nước đã mạnh mẽ tham gia vào quá trình này. Thế nhưng những câu hỏi lớn vẫn khiến nhiều doanh nghiệp còn ngại ngần đó là nên chuyển đổi số cái gì, hết bao nhiêu tiền để chuyển đổi?

Thậm chí có doanh nghiệp đang vận hành bình thường, hài lòng với quy mô phát triển của họ còn chưa biết liệu mình có cần chuyển đổi số không?

Tại tọa đàm trực tuyến: Chuyển đổi số – Lời khuyên từ chuyên gia (kỳ thứ nhất) do tạp chí Nhịp sống số phối hợp với IBM tổ chức, các vị khách mời cùng ban biên tập đã trả lời những câu hỏi này.

Ai cũng có thể chuyển đổi số

Chuyển đổi số (CĐS) tưởng như là việc xa vời với nhiều doanh nghiệp, nhưng thực tế quá trình CĐS đã diễn ra từ khá lâu. Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin Đông Nam Á (SEATECH), một đơn vị được thành lập từ năm 2007 chuyên cung cấp giải pháp công nghệ cho các tổ chức nhà nước và tài chính chia sẻ câu chuyện một khách hàng của mình là Tổng cục thuế.  

Hiện nay hệ thống thuế điện tử đang là công cụ đắc lực cho nhiều doanh nghiệp, người dân, giúp người cần kê khai, làm các thủ tục thuế không cần xếp hàng. Từ phía nhà nước các giấy tờ, tài liệu được quản lý tập trung, dễ truy xuất khi cần thiết. Đó là chuyển đổi số.  

Nhiều công việc mà doanh nghiệp lặp đi lặp lại nhiều lần như nhập liệu thông tin, tốn nhiều nhân lực thì nay có thể dùng máy móc để thực hiện thay con người. Những người cũ có thể chuyển sang làm các công việc cần nhiều kinh nghiệm hơn.

Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin Đông Nam Á.

CĐS không chỉ là  công việc của những tổ chức lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí doanh nghiệp rất nhỏ cũng có thể bắt đầu chuyển đổi số. Ông Ngô Thanh Hiền, Giám đốc giải pháp Đám mây lai và Tự động hoá, IBM Việt Nam cho rằng  “Doanh nghiệp càng bé sẽ chuyển đổi số càng dễ. Có những doanh nghiệp chỉ có 20 nhân công nhưng họ đã số hóa toàn bộ, từ văn phòng không giấy tờ đến các quy trình nghiệp vụ đều được tự động hóa trên một nền tảng DBA (nền tảng số hóa, tự động hóa nghiệp vụ) . Tất cả các dữ liệu vào/ra của doanh nghiệp đều được tự động hóa bằng nền tảng này”.

Ông Ngô Thanh Hiền, Giám đốc giải pháp Đám mây lai và Tự động hoá, IBM Việt Nam

Ông Hiền cũng cho biết “Với các doanh nghiệp lớn như ngân hàng, CĐS đang diễn ra mạnh mẽ, tập trung vào một số trụ cột như khách hàng, dữ liệu, chiến lượng, công nghệ, vân hành và văn hóa doanh nghiệp. Từ việc xây dựng các sản phẩm trên các kênh số như Open API, đến việc hiện đại hóa các hệ thống xương sống như hệ thống core banking, , số hóa và tự động hóa, áp dụng software robot với nhiều quy trình nghiệp vụ ngân hàng như khởi tạo khoản vay, quản lý rủi ro …, áp dụng các dịch vụ đám mây cho các bài toán đổi mới sáng tạo như Blockchain, AI, …”

Đường dài nên biết đi từ đâu

Sau khi xác định được việc cần làm là chuyển đổi số, bắt tay vào triển khai sẽ khiến các lợi ích của chuyển đổi trở số thành sự thật.  

Nhưng bắt đầu tư đâu để CĐS hiệu quả là việc cần quyết định. Không biết chuyển cái gì, cứ nói là chuyển sẽ khiến mọi mục tiêu, kế hoạch trở thành chuyện đường dài, kéo theo đó là chi phí rất cao mà hiệu quả lại khó đong đếm được. Việc nên làm là nên cắt quá trình CĐS thành từng mục tiêu nhỏ, có thể chỉ kéo dài 3 tháng, 6 tháng nhưng hiệu quả và tác động sẽ nhận ra được.  

Theo ông Minh, trước khi CĐS các doanh nghiệp cần biết trong hệ thống công nghệ thông tin có 2 nhóm  người dùng. Một nhóm là hệ thống người dùng nội bộ, là nhân viên của doanh nghiệp; nhóm còn lại là khách hàng của chính doanh nghiệp.  

Vậy nhìn vào 2 nhóm này, nhóm nào mang lại nhiều lợi ích hơn thì nên tiến hành CĐS từ nhóm đó.  

Tiếp đó là đến công việc nào trong nhóm đó đang được làm thủ công, lặp đi lặp lại liên tục hãy tiến hành chuyển đổi từ đó trước.

Nhờ việc chia nhỏ mục tiêu đến từng nghiệp vụ nhỏ nhất trước, việc chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ diễn ra trong thời gian ngắn và kinh phí sẽ trở nên phù hợp hơn với điều kiện của doanh nghiệp.  

Cách chọn bạn đồng hành

Vì CĐS là một quá trình, cần thực hiện liên tục nên lựa chọn cách chuyển đổi số phù hợp nhất. Có nhiều giải pháp hiện nay giúp doanh nghiệp thực hiện, ví dụ như mua một công cụ có sẵn đang được bán rộng rãi. Đây là cách giúp tiết kiệm chi phí nhất và các bên bán công cụ cũng đã đáp ứng được 70-80% yêu cầu nghiệp vụ của doanh nghiệp.  

Nếu không mua công cụ có sẵn, doanh nghiệp có thể chọn cách tự phát triển công cụ riêng hoặc thuê ngoài các đối tác nghiên cứu, triển khai giúp mình.  

Theo ông Minh, để chọn được đối tác nên cân nhắc theo 3 yếu tố: Đối tác từng triển khai những hệ thống tương tự nhu cầu của công ty, đối tác đã hiểu nghiệp vụ của công ty. Nếu không có ai đáp ứng được 2 yếu tố trên thì nên chọn đối tác có cam kết mạnh mẽ nhất từ ban lãnh đạo của họ.  

Hiện nay công nghệ là yếu tố đơn giản nhất, các doanh nghiệp triển khai CĐS chỉ mất vài tháng là có thể học được công nghệ mới, nhưng phải hiểu mục tiêu của khách hàng, những nghiệp vụ mà khách hàng cần mới có thể triển khai tốt nhất.  

Còn ông Hiền cho biết: “CĐS cần thực hiện theo chiến lược “Think Big, Start Small, Scale Fast” tức là lên kế hoạch tổng thể nhưng bắt tay vào thực hiện với các dự án với độ ưu tiên trước, với những đầu ra có thể đo lường được, và nhanh chóng lan tỏa, triển khai mở rộng với quy mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, IBM và đối tác nhiều kinh nghiệm sẽ đồng hành cũng doanh nghiệp, khảo sát đánh giá và đưa ra lộ trình phù hợp với chi phí và phạm vi phù hợp cho từng doanh nghiệp”.  

Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và chi phí mà chúng ta sẽ ưu tiên cái nào làm trước. Quan trọng nhất là đơn vị tư vấn, triển khai giải pháp CĐS và doanh nghiệp cần ngồi cùng với nhau, thực hiện nhiều công đoạn khác nhau để xác định mục tiêu. Lộ trình CĐS sẽ toàn diện nhất khi chúng ta bắt đầu từ các bước nhỏ, thể hiện được giá trị lớn nhất.  

Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và chi phí mà chúng ta sẽ ưu tiên cái nào làm trước. Quan trọng nhất là đơn vị tư vấn, triển khai giải pháp CĐS và doanh nghiệp cần ngồi cùng với nhau, thực hiện nhiều công đoạn khác nhau để xác định mục tiêu. Lộ trình CĐS sẽ toàn diện nhất khi chúng ta bắt đầu từ các bước nhỏ, thể hiện được giá trị lớn nhất.  

 

Có thể bạn quan tâm