Trong thời gian qua, Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về tọa đàm, ông có thể đánh giá, nhận định về tín hiệu này?
Vị thế ngành công nghệ thông tin (CNTT) của Việt nam đang thay đổi rất nhanh chóng trên thị trường quốc tế và tôi dự đoán rằng Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những thị trường CNTT lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á trong một tương lai gần. Việc tổ chức nhiều hội nghị và tọa đàm, cùng việc mời nhiều chuyên gia đầu ngành về CNTT tham dự và chia sẻ kinh nghiệm là minh chứng rõ rệt chứng minh cho bước chuyển này.
Tôi đánh giá cao các nỗ lực của Việt nam trong việc phát triển thị trường CNTT trong suốt những năm qua. Tôi biết rằng Việt nam còn tổ chức các cuộc thi công nghệ cho học sinh, sinh viên nhằm khuyến khích việc phát triển tài năng cũng như nâng cao nhận thức của người dân Việt nam về ươm mầm tài năng, đào tạo CNTT thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Những hoạt động này thực sự rất tốt và cần được phát huy, mở rộng trên nhiều khu vực và tỉnh thành hơn nữa.
Hiện nay Việt Nam đang hướng tới xây dựng những tiêu chuẩn về thành phố thông minh cho Việt Nam, ông có thể có những gợi ý, tư vấn như thế nào?
Các thành phố lớn của Việt nam hiện thời đều được đánh giá là những đô thị năng động, có quy hoạch CNTT thông tin tốt và đã có những bước tiến khá dài, trọng điểm về đầu tư và phát triển CNTT. Hướng tới mục tiêu đến năm 2020, hạ tầng dành cho chính quyền điện tử của toàn quốc, đặc biệt là các đô thị lớn sẽ là xây dựng và phát triển các phần mềm trên nền điện toán đám mây đồng thời xã hội hóa các dịch vụ CNTT.
Với việc đầu tư đúng đắn về cơ sở hạ tầng CNTT của quốc gia, kèm chiến lược định hướng đúng đắn của các đô thị lớn như Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Huế, Nha trang, Quảng ninh,.. chắc chắn rằng các đô thị chuyển lên đám mây sẽ luôn là điển hình về CNTT của Việt Nam.
Song song với kế hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đô thị thông minh, thông qua bản ghi nhớ giữa UBND Hà nội, Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh thành đã ký với Microsoft, các bên đều thống nhất tập trung phát triển nền tảng điện toán đám mây cùng các ứng dụng phục vụ quản lý chính quyền điện tử trong các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm tăng mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với các cơ quan chính quyền.
Tại Việt Nam, Microsoft đã có những ký kết hợp tác hỗ trợ xây dựng thành phố thông minh tại Hà Nội, TP. HCM, Nha Trang… xin ông cho biết một số kết quả?
Một trong những ưu điểm vượt trội của Microsoft CityNext là có thể áp dụng đồng thời hoặc chia theo giai đoạn để phát triển và triển khai nhằm đưa dịch vụ tới công dân, và liên kết kêu gọi sự tham gia của công dân tới dịch vụ chính quyền nhiều hơn nữa. Chúng ta thường có 3 khu vực giải pháp như sau: GSD (khu vực kết nối và cung cấp dịch vụ công – Gov service delivery and engagement), GWM (độ hiện đại không gian làm việc công – Gov Workplace Modernization) và GIA (Tầm nhìn và độ tin cậy hành chính – Gov Insight and Accountablity)
Hà nội, Tp Hồ Chí Minh hay Nha trang là những tên tuổi tiêu biểu trong danh mục rất dài các khối cơ quan ban ngành và các đơn vị dịch vụ tại Việt nam đánh dấu sự thành công khi triển khai giải pháp Microsoft CityNext trên bản đồ thế giới. Tôi xin phép được giữ lại những thông tin cụ thể về triển khai của Microsoft với các khối cơ quan ban ngành tại đây và xin chia sẻ trong thời gian sớm nhất.
Trong xây dựng thành phố thông minh, công nghệ có vai trò quan trọng, ông có thể cho biết Microsoft có thể hỗ trợ như thế nào về lĩnh vực này?
Những giải pháp “Kết nối cho một Đô thị thông minh” của Microsoft mang tên CityNext được xây dựng trên cơ sở hạ tầng CNTT với khả năng dễ phát triển để mở rộng mô hình hoặc thu gọn theo nhu cầu và tình hình thực tế của khu vực mà vẫn đảm bảo tính an toàn, bảo mật và riêng tư, dễ tương thích, dễ truy cập.
Bộ giải pháp của Microsoft City Next xây dựng “Đô thị thông minh” có thể áp dụng và triển khai cho hầu hết các các ngành như Y tế, Giáo dục, khối hành chính công cũng như các nhóm doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, các khu vực dịch vụ nói chung.
Ngoài ra, Microsoft có thể lưu ý những gì cho việc xây dựng thành phố thông minh ở Việt Nam?
Hiện thời nền kinh tế toàn cầu đang ở trạng thái không ổn định và Việt nam cũng nằm trong trào lưu chung. Giải pháp của vấn đề tạo ra đột phá là sử dụng CNTT để khai phá triệt để tiềm năng của các tổ chức chính phủ, nhà nước và Doanh nghiệp thông qua vận hành, tận dụng và khai thác dữ liệu ở mức tối ưu,..
Một khó khăn khác nữa là phát triển được dịch vụ mới, ứng dụng mới và cả đầu tư CNTT mới nhưng vẫn vận hành hiệu quả trên các tài nguyên CNTT đã đầu tư, tránh lãng phí các cơ sở hạ tầng cũ.
Như vậy, cốt lõi là lựa chọn được các giải pháp quản trị và vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả, các phần mềm hoặc dịch vụ đem lại năng suất cho người lao động mọi nơi, mọi lúc là một trong những chỉ tiêu quyết định lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường. Và đây cũng là một trong những ưu điểm của các giải pháp Microsoft – những giải pháp luôn giúp các doanh nghiệp trên nền tảng của nguồn tài nguyên CNTT sẵn có, tối ưu hóa được khả năng vận hành theo cách “achieve more with less”.