Cụ thể, Sputnik mới đây dẫn lời Báo cáo Bộ Quốc phòng 2016 của chính phủ Mỹ cho biết: trước khi những tiết lộ gây chấn động toàn cầu được phơi bày bởi Edward Snowden, một cựu nhân viên hợp đồng của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và sau này đã trở thành người làm rò rỉ những bí mật hàng đầu của chính phủ, thì bộ máy an ninh Mỹ vẫn không biết có bao nhiêu mật vụ đã tiếp cận được những thông tin bí mật nhất để rồi tải xuống và chuyển giao chúng.
Báo cáo Bộ Quốc phòng 2016 đã lưu ý NSA không có bất kỳ cắt giảm "có ý nghĩa" nào trong việc tiếp cận an ninh, hoặc thậm chí nhận ra chính xác những nhân viên "có đặc quyền" tiếp cận những cơ sở dữ liệu cực kỳ nhạy cảm. Cụ thể, NSA đã có những biện pháp để giới hạn số người có tiếp cận sâu những dữ liệu nhạy cảm, song việc này vẫn "không đáp ứng hoàn toàn mục đích giảm nguy cơ những đe dọa từ bên trong đối với những hoạt động của NSA và khả năng không lọc dữ liệu của các nhân viên nội bộ".
Theo báo cáo, các cơ quan an ninh Mỹ, bao gồm NSA, đã nhận thấy rằng việc tuân theo những mệnh lệnh mới về tiếp cận hạn chế với thông tin nhạy cảm gần như bất khả thi, do chính họ cũng không biết được số nhân viên chính thức hay hợp đồng được phép tiếp cận.
Báo chính trị Washington Free Beacon cho rằng: do quá nhiều nhân viên chính thức và hợp đồng của NSA hứng thú trước việc trở thành một người chuyển giao dữ liệu hay người sử dụng với đặc quyền tiếp cận, nên sự tiết lộ của Snowden không phải là một bất ngờ lớn. Thậm chí nhiều người còn tự hỏi vì sao điều này không xảy ra sớm hơn.