Cốc Cốc: Câu chuyện vừa "gõ cửa" thị trường vừa lắng nghe người dùng gần 10 năm qua

Cốc Cốc: Câu chuyện vừa
Tạp chí Nhịp sống số - "Từ năm 2010, Cốc Cốc đã là một trong những công ty đầu tiên áp dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) và Machine Learning tại Việt Nam", ông Jean – Paul SCHMETZ, Tổng giám đốc Cốc Cốc chia sẻ trong buổi gặp gỡ với báo giới mới đây.

Trong buổi gặp gỡ

công cụ tìm kiếm, Cốc Cốc, trí tuệ nhân tạo, trình duyệt Cốc Cốc, Machine Learning,

"Chúng tôi dùng AI khi toàn thị trường chưa biết đến công nghệ này. Chúng tôi như người tiên phong thầm lặng trong làng công nghệ Việt Nam: luôn lắng nghe để hoàn thiện mình và phục vụ người dùng tốt hơn”, ông ông Jean – Paul SCHMETZ ví von một cách hình ảnh.

Cùng với việc "ôn cố" về chặng đường đã qua của doanh nghiệp, đại diện Cốc Cốc cũng nói nhiều về những mục tiêu đặt ra trong thời gian tới. Theo đó, ông Nguyễn Vũ Anh - phụ trách chiến lược và tài chính của Cốc Cốc - cho biết: “Cốc Cốc được tăng trưởng dựa trên 3 trụ cột chiến lược: thấu hiểu người dùng địa phương, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất và xây dựng hệ sinh thái toàn diện. Tôn chỉ của chúng tôi là “User first - Người dùng là trên hết”. Với mong muốn góp phần giúp người dùng hạnh phúc hơn mỗi ngày, chúng tôi liên tục lắng nghe người dùng để ngày càng đáp ứng tốt hơn những nhu cầu đặc thù của người Việt. Chúng tôi áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất để đem đến những sản phẩm ưu việt hơn cùng những trải nghiệm trọn vẹn hơn”.

công cụ tìm kiếm, Cốc Cốc, trí tuệ nhân tạo, trình duyệt Cốc Cốc, Machine Learning,

Ông Nguyễn Vũ Anh - phụ trách chiến lược và tài chính của Cốc Cốc chia sẻ về những định hướng trong thời gian tới

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư đang bùng nổ mạnh mẽ trên toàn cầu, thị trường công cụ tìm kiếm có áp lực cạnh tranh không nhỏ khi những tên tuổi như Google, Bing... đã có độ phủ rộng rãi đến người dùng. Đại diện Cốc Cốc cho biết, họ sẽ chọn những điểm đột phá riêng để đáp ứng nhu cầu thị trường Việt Nam đồng thời phát triển thị phần. Năm 2020, Cốc Cốc tiếp tục theo đuổi định hướng luôn lấy người dùng làm trung tâm trong mọi hoạt động nghiên cứu và phát triển của mình.

Cụ thể, bên cạnh việc tiếp tục nâng cấp những tính năng hiện có như Cốc Cốc đọc tin, tải file, kiểm tra chính tả, thay đổi hình nền và giải phóng tab; Cốc Cốc tiếp tục phát triển các tính năng mới phục vụ nhu cầu giải trí như Cốc Cốc Music, và các tiện ích khác giúp người dùng duyệt web an toàn và dễ dàng hơn như lọc các quảng cáo gây khó chịu, tìm kiếm bóng đá và phim nâng cao, xem lịch âm cùng các chú thích về văn hoá Việt Nam

"Cốc Cốc đặt mục tiêu đạt 30 triệu lượt cài đặt trên điện thoại. Hiện tại, Cốc Cốc đã đạt 10,2 triệu lượt cài đặt, trên cả iOS và Android. Đồng thời Cốc Cốc sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trên máy tính bằng cách tập trung vào phát triển các tính năng hữu ích với người dùng, qua đó giúp việc tăng tần suất sử dụng hàng ngày lên gấp hai lần so với hiện nay", bà Đào Thu Phương - phụ trách vận hành Cốc Cốc cho biết.

Với gần 24 triệu người dùng hiện tại, đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao trong nước và quốc tế, tầm nhìn dài hạn và bề dày kinh nghiệm từ các cổ đông, Cốc Cốc tự tin sẽ luôn dẫn đầu về công nghệ để thấu hiểu người dùng tốt hơn, phát triển sản phẩm ưu việt hơn và mang đến những trải nghiệm trọn vẹn hơn. Cốc Cốc nỗ lực để giữ vững vị thế là Trình duyệt và Công cụ tìm kiếm dành riêng cho Người Việt hiệu quả nhất.

Vào thời điểm ra mắt, Cốc Cốc gần như không nhận được sự tin tưởng của giới chuyên môn. Một phần bởi những định kiến về các sản phẩm công nghệ Việt Nam, phần khác, thị trường các trình duyệt tìm kiếm thời điểm đó gần như bị các “ông lớn” đình đám quốc tế chiếm lĩnh. Thế nhưng, với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ, doanh nghiệp Việt này đã nhanh chóng có những bước tiến đáng chú ý.
Chỉ một năm sau ngày ra mắt, Cốc Cốc trở thành trình duyệt phổ biến thứ hai tại Việt Nam – điều mà trước đó không ai nghĩ đến. Hiện nay, với 24 triệu lượt người dùng hàng tháng, Cốc Cốc nắm giữ 18% thị trường Việt, vượt qua nhiều trình duyệt đình đám khác. Doanh nghiệp này cũng đã mở rộng và phát triển trình duyệt trên nền tảng mobile với nhiều tính năng phục vụ xu hướng người tiêu dùng dần dần chuyển sang lướt mạng qua điện thoại.
Theo các chuyên gia công nghệ, sự thành công của Cốc Cốc có thể lý giải bằng ba yếu tố: tối ưu hóa để việc sử dụng internet với người Việt dễ dàng hơn; nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài; tận dụng tối đa các chính sách của Chính phủ. Cốc Cốc đã giúp việc sử dụng internet trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết nhờ các tính năng ưu việt: tải file tốc độ cao, mua sắm trực tuyến thông minh, tự động thêm dấu khi viết tiếng Việt, kiểm tra chính tả, tin tức tổng hợp theo sở thích, lọc quảng cáo gây phiền nhiễu…
Bên cạnh đó, những khoản đầu tư từ nước ngoài đã thực sự tăng thêm sức mạnh cho doanh nghiệp này: năm 2015, tập đoàn truyền thông đi đầu tại Đức Hubert Burda Media đầu tư 14 triệu USD cho Cốc Cốc; đến năm 2019, doanh nghiệp này hợp tác với Yandex – công ty công nghệ sở hữu nền tảng đọc tin theo sở thích cá nhân đầu tiên trên thế giới để ra mắt trình đọc báo cá nhân hóa...

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.