Theo lãnh đạo Tổng cục Đường bộ, nhà đầu tư dự án
Bên cạnh đó, theo thống kê của Tổng cục, nhà đầu tư đã phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam triển khai phát hành thẻ Etag đến nay đã dán được hơn 10.000 thẻ. Dự kiến, đến cuối 2016 dán được 500.000 thẻ.
Liên quan đến công tác tổ chức thanh kiểm tra, giám sát các trạm thu phí, Tổng cục Đường bộ đã triển khai kiểm tra giám sát thu phí 10 ngày liên tục tại các trạm thu phí của dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ thành phố Hà Nội theo hình thức hợp đồng BOT đồng thời triển khai kiểm tra công tác thu phí của toàn bộ các dự án BOT đang trong giai đoạn kinh doanh khai thác.
Hiện nay, Tổng cục Đường bộ đang kiểm tra giám sát thu phí 10 ngày liên tục tại trạm thu phí Đại Yên Quốc lộ 18 (từ ngày 21/8 đến ngày 31/8) và trạm thu phí số 2 Quốc lộ 5 (từ ngày 15/8 đến ngày 25/8).
Qua công tác kiểm tra, Tổng cục Đường bộ đã kịp thời chấn chỉnh đôn đốc nhà đầu tư thực hiện khai thác dự án đúng quy định của pháp luật và hợp đồng dự án; trình Bộ Giao thông Vận tải đề án “Tăng cường giám sát và công khai minh bạch doanh thu thu phí đối với các dự án đường bộ có thu phí do Bộ Giao thông vận tải quản lý” và đã được Bộ Giao thông Vận tải cho phép xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Trong thời gian tới, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát công tác thu phí; rà soát, điều chỉnh phương án tài chính theo quy định tại Hợp đồng dự án trình Bộ Giao thông vận tải; đẩy nhanh tiến độ dự án thu phí điện tử không dừng.
Đối với các Hợp đồng dự án ký kết trước ngày Thông tư 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016 có hiệu lực, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Bộ Tài chính ban hành quy định 3 ngân hàng cụ thể trong việc lấy thông tin lãi suất so sánh khi xác định lãi suất vay của hợp đồng BOT là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.