Doanh số laptop và desktop tại Việt Nam tiếp tục giảm mạnh

Doanh số laptop và desktop tại Việt Nam tiếp tục giảm mạnh
Tạp chí Nhịp sống số - Theo báo cáo của GFK, doanh số laptop và desktop tại Việt Nam nửa đầu 2017 chỉ đạt 352.000 chiếc, giảm 16,7% so với cùng kì 2016.

Doanh số máy tính tại Việt Nam tiếp tục giảm mạnh

Cụ thể, laptop giảm 15,7% và desktop là 19,1%. Mức giảm này thấp hơn mức giảm của năm 2016 so với năm 2015 là 1,9%. Tuy nhiên giá trị của thị trường chỉ giảm 6,6%, đạt 4.168 tỷ đồng tức bằng 46% mức giảm của năm 2016 so với cùng kì 2015.

Điều này cho thấy giá trị trung bình của một chiếc máy tính bán ra đã cao hơn. Hà Nội và TP.HCM vẫn là thị trường chủ chốt khi chiếm hơn 70% thị phần của toàn Việt Nam.

Sự tăng trưởng mạnh của sản phẩm Apple là điểm sáng cứu cho giá trị thị trường không bị giảm sâu. Nửa đầu 2017, thị phần máy tính của "Táo khuyết" lên đến 10,6%, tăng mạnh so với con số 4,3% của nửa đầu năm 2016. Số lượng máy bán ra tăng tới 90% khiến Apple là hãng duy nhất tăng trưởng tại Việt Nam cả về số lượng lẫn giá trị.

Dell vẫn dẫn đầu tại thị trường Việt Nam với 29,4%, trong đó laptop chiếm 32,8%. Với những ưu điểm như thương hiệu Mỹ, chất lượng sản phẩm tốt và chế độ bảo hành chất lượng, không quá bất ngờ khi Dell chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt.

Asus là một trong những hãng giảm mạnh nhất về thị phần so với 2016 khi chỉ còn nắm giữ 18,4% thị phần. Số máy bán ra của hãng hiện đã giảm 30% về số lượng, chỉ đạt gần 65.000 đơn vị bán ra cho nửa đầu 2017.

Trong khi đó, HP một hãng máy tính Mỹ khác đang đứng thứ 3 với 12,8% thị phần, cụ thể laptop là 16,5% với 5 tháng tăng trưởng liên tiếp, còn desktop đang đứng thứ 2 sau Dell với gần 9%.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.