Theo PhoneArena, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng đối với điện thoại 5G đã giúp doanh số bán sản phẩm tân trang tăng vào năm ngoái. Nguyên nhân vì nhiều khách hàng muốn nâng cấp lên điện thoại 5G và một số đã phải sử dụng thỏa thuận thu cũ đổi mới để làm cho giao dịch rẻ hơn.
Bằng cách chấp nhận các giao dịch này, các nhà cung cấp dịch vụ đã tăng lượng hàng tồn kho của điện thoại mà họ có thể tái chế dưới dạng tân trang.
Với tình trạng thiếu chip toàn cầu và thiếu các thành phần khác, hãng nghiên cứu Counterpoint nói một số nhà bán lẻ toàn cầu nổi tiếng với việc bán các thiết bị mới đang ngày càng tập trung cung cấp điện thoại tân trang để cắt giảm giá bán cũng như thu hút khách hàng đến với sản phẩm của mình.
Dữ liệu của Counterpoint cho thấy châu Mỹ Latin có mức tăng doanh số bán smartphone tân trang lại lớn nhất so với cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng 29% trong năm ngoái. Quốc gia có thị trường smartphone lớn thứ hai, Ấn Độ, đứng thứ hai với mức tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất cho điện thoại tân trang, nhưng mức tăng doanh thu hằng năm của nước này vào năm ngoái chỉ là 10%. Mỹ, có mức tăng lớn thứ ba với 15%.
Apple là thương hiệu smartphone phổ biến nhất trên thị trường tân trang, sau đó là Samsung. Với việc Apple và Samsung nhận thấy doanh thu tăng lên từ các mẫu tân trang hàng đầu, các nhà mạng đang tổ chức nhiều hơn các chương trình hỗ trợ thu cũ đổi mới. Chính điều này cho phép người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng hơn với các mẫu cao cấp phổ biến nhưng có giá giảm mạnh, lên đến 60%, so với giá trị gốc.
Được biết, smartphone tân trang là điện thoại đã được trả lại cho nhà sản xuất, được kiểm tra để đánh giá tình trạng bên trong và bên ngoài, sau đó được sửa chữa để có giao diện, cảm nhận và hoạt động như mới.