Dữ liệu - nguồn "năng lượng" thông tin cho đô thị thông minh

Dữ liệu - nguồn
Tạp chí Nhịp sống số - Điều hành thành phố thông minh (TPTM) dựa trên phân tích dữ liệu là vấn đề được nhiều chuyên gia công nghệ đặc biệt quan tâm. Thảo luận vấn đề này tại Hội nghị Thượng đỉnh TPTM 2019 – Đà Nẵng (Smart City Summit 2019), các diễn giả cho rằng, khi được thu thập, quản lý tập trung, phân tích và chia sẻ

Dữ liệu - nguồn

Sự kiện Hội nghị thượng đỉnh TPTM 2019 - Smart City Summit được tổ chức tại Đà Nẵng là một trong những động thái nhằm triển khai chủ đề “Năm tiếp tục thu hút đầu tư” của thành phố, đồng thời thúc đẩy quá trình triển khai xây dựng TPTM tại thành phố Đà Nẵng. Hội nghị đã tập trung vào 4 hội thảo chuyên đề cụ thể: Điều hành TPTM dựa trên phân tích dữ liệu; Chính quyền số và tài chính cho TPTM; Hạ tầng và công nghệ cho TPTM và Các ứng dụng TPTM.

Dữ liệu – “huyết mạch” của TPTM

Chia sẻ tại Hội nghị, các chuyên gia đã thống nhất một khái niệm cơ bản, TPTM hiểu một cách đơn giản là một thành phố sử dụng công nghệ để cải thiện mọi khía cạnh trong việc vận hành hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ cho cư dân ở đó. Để trở thành một TPTM, các thành phố cần xây dựng được nguồn dữ liệu chung đáng tin cậy để dựa vào đó Chính quyền sẽ đưa ra được những quyết định dài hạn. Và như vậy, dữ liệu được xem như là “huyết mạch” của một TPTM.

Việc quản lý dữ liệu hiệu quả không chỉ giới hạn ở việc thu thập và lưu trữ dữ liệu, mà còn phải bao gồm dữ liệu được chia sẻ và kết hợp để có thể truy cập, phân tích và sử dụng giữa các phòng ban, giữa các tổ chức và thậm chí cho cả cộng đồng. Hầu hết các thành phố sẽ thực hiện chia sẻ dữ liệu như một phần của hành trình tiến hóa từ tích hợp dữ liệu đến trao đổi dữ liệu và sau đó đến thị trường dữ liệu.

Ngày nay, ASEAN đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới với tổng giá trị GDP chạm mức 2,55 nghìn tỷ USD trong năm 2016, và được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 toàn cầu vào năm 2050. Đáng nói là, cùng với tốc độ tăng trưởng này, quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng đang gây áp lực lên các cơ sở hạ tầng, khiến các chính phủ gặp nhiều thách thức khi phải giải quyết nhiều vấn nạn: tắc nghẽn giao thông đô thị, chất lượng nguồn nước, không khí, tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng gia tăng, khoảng cách giữa nông thôn - thành thị, an ninh và an toàn công dân…

Để giải quyết những thách thức đó, vai trò của việc ứng dụng công nghệ - trong đó có thu thập và phân tích dữ liệu lớn - là vô cùng to lớn. Tại Hội nghị, hàng loạt câu hỏi lớn đã được đặt ra: Chúng ta cần có những gì cho một nền tảng dữ liệu tốt cho TPTM? Thách thức của việc thực hiện là gì? Làm thế nào chính sách của Chính quyền có thể giúp thúc đẩy dữ liệu mở?

Đặc biệt, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có các giải pháp liên quan đến bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin trước khi khai thác và chia sẻ dữ liệu.Cùng đó, việc sử dụng dữ liệu mở thế nào để vẫn đảm bảo quyền riêng tư cũng được thảo luận sôi nổi.

Bài học kinh nghiệm từ Đà Nẵng

Với vai trò đơn vị đồng tổ chức sự kiện, Đà Nẵng cũng được nhắc đến nhiều với việc là địa phương được Chính phủ quyết định tham gia là thành viên của mạng lưới thành phố thông minh ASCN (ASEAN SMART CITY NETWORK). Trong năm 2019, Đà Nẵng dành được nhiều giải thưởng quan trọng về CNTT như: năm thứ 11 liên tiếp đứng Nhất về chỉ số VietNam ICT Index; giải thưởng Smart City Award năm 2019 do Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á – Châu Đại Dương (ASOCIO) trao. Quá trình xây dựng, vận hành chính quyền điện tử và TPTM tại địa phương này là một trong những bài học kinh nghiệm quý báu được nhiều địa phương quan tâm.

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2020 của Bộ TT&TT, ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng đã có bài tham luận về vấn đề này và những kinh nghiệm thực tế tại Đà Nẵng.

Cụ thể, với sự tư vấn, hỗ trợ của của Ngân hàng Thế giới, năm 2014, UBND thành phố Đà Nẵng đã xây dựng Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố theo Điều 26 Luật CNTT và theo chuẩn mực chính thức đưa vào sử dụng. Hệ thống này được cập nhật, sử dụng thường xuyên cho đến nay. Cũng vào năm 2014, với sự tư vấn của Tập đoàn IBM, Đà Nẵng bắt đầu triển khai thí điểm ứng dụng thông minh cho 5 lĩnh vực: Giao thông, cấp nước, thoát nước, an toàn thực phẩm và thành phố kết nối. Qua các bước tổng kết, rút kinh nghiệm, Hệ thống này chính thức được triển khai năm 2018, trên cơ sở Kiến trúc tổng thể xây dựng TPTM, Đề án xây dựng TPTM đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Theo ông Hồ Kỳ Minh, trong quá trình triển khai, Thành phố Đà Nẵng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Cụ thể, về mô hình, Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng triển khai theo mô hình “tập trung”; các sở, ngành, quận, huyện, phường, xã tham gia sử dụng chung để tiết kiệm tài nguyên, nhân lực, thuận lợi tạo lập và chia sẻ sử dụng, đầu tư nhanh và chi phí thấp. Trong khi đó, việc xây dựng và vận hành Thành phố/đô thị thông minh  lại thiết kế, triển khai theo mô hình “phân tán” với các bước: 1- tạo ra và thu thập dữ liệu; 2 - Kết nối, truyền dẫn dữ liệu; 3 - Lưu trữ dữ liệu; 4 - Phân tích, xử lý dữ liệu; 5 – Ra quyết định và điều hành. Trong đó, bước 1 và bước 5 thuộc Quy trình xử lý dữ liệu do các sở chuyên ngành và địa phương (quận, huyện) thực hiện; bước 2 đến bước 5 do cơ quan chuyên trách CNTT triển khai, hỗ trợ các cơ quan, địa phương sử dụng chung.

Cùng đó, Đà Nẵng xác định hạ tầng CNTT phải “đi trước một bước” - đó là Trung tâm dữ liệu với khả năng tính toán, bảo đảm dịch vụ dữ liệu lớn; Mạng kết nối các cơ quan thành phố và mạng wifi, mạng vô tuyến công cộng rộng khắp, Trung tâm Thông tin dịch vụ… sẵn sàng triển khai các ứng dụng một cách nhanh chóng.

Chính sách triển khai được thực hiện nhất quán với “công thức”: Một Nền tảng- một Chính sách - đa Ứng dụng- đa Đối tác, nhằm đảm bảo tương thích, liên thông, chia sẻ dữ liệu; kế thừa được các phân hệ, thư viện dùng chung, giảm chi phí xây dựng và vận hành.

Cùng đó, Đà Nẵng nhận thấy có 4 nhân tố quan trọng quyết định sự thành công, bao gồm: (1) Vai trò đầu tàu, trách nhiệm của Lãnh đạo; (2) Nguồn lực về tài chính, nhân lực và cả môi trường pháp lý đầy đủ; (3) Sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan địa phương, hỗ trợ Bộ ngành, hợp tác của doanh nghiệp và phải thực hiện liên tục để đáp ứng yêu cầu của người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, Thành phố đã chọn các dự án có ưu tiên cần thiết, có sức lan tỏa và triển khai thí điểm ở phạm vi hẹp, đánh giá và chính thức, nhân rộng.

“UBND thành phố đã đặt ra mục tiêu cụ thể, tại từng mốc thời gian cụ thể đó là: Đến năm 2020 sẵn sàng hạ tầng, nền tảng và dữ liệu thông minh, đến năm 2025 là “Thông minh hóa các ứng dụng” để thực hiện tập trung, đánh giá và đo lường được”, ông Hồ Kỳ Minh cho biết.

Được biết, Đề án xây dựng TPTM được Đà Nẵng coi là một trong các dự án động lực để ưu tiên triển khai, hướng đến mục tiêu phát triển chung của Thành phố theo Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; là đến năm 2030: Hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.