Đứng trước “Chuyển đổi số” - Doanh nghiệp cần làm gì?

Đứng trước “Chuyển đổi số” - Doanh nghiệp cần làm gì?
Tạp chí Nhịp sống số - Chuyển đổi số là một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới khi các thành tựu của khoa học công nghệ đang hiện diện trong mọi mặt của cuộc sống. Đây không còn là lựa chọn mà là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp thích nghi với môi trường kinh doanh và nhu cầu của đối tác, khách hàng trong bối

Chuyển đổi số - điều mà doanh nghiệp nào cũng muốn thực hiện vì đây là xu hướng “sống còn”. Nhưng “đường đi nước bước” ra sao để thành công với xu hướng này lại là câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp đang đi tìm câu trả lời. Để chuyển đổi số thành công doanh nghiệp cần giải quyết được những bài toán sau: 

  • Mục tiêu chuyển đổi số:Bắt đầu quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp phải xác định cụ thể mục tiêu, chiến lược, slogan của mình là gì. Doanh nghiệp có thể xây dựng lộ trình chuyển đổi tương tự theo một hình mẫu.
  • Người lãnh đạo: Một sự thay đổi tư duy của người lãnh đạo sẽ kéo theo sự thay đổi toàn bộ doanh nghiệp. Vì vậy, khi bắt đầu chiến lược chuyển đổi số, người lãnh đạo cần biết mình muốn gì và công nghệ có thể chuyển đổi công ty của mình như thế nào.
  • Nhân lực và tổ chức: Doanh nghiệp chuyển đổi số, thì mọi phòng ban, nhân sự tất nhiên cũng cần thay đổi tư duy, phong cách làm việc theo định hướng công nghệ kỹ thuật số.
  • Công nghệ: Công nghệ phải được chú trọng phát triển song song với yếu tố nhân sự. Đây là công cụ quan trọng để phân tích cơ sở dữ liệu, biến đổi và từ đó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. 

“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành như “tiếp thêm lửa” để các doanh nghiệp, tổ chức CNTT Việt Nam “xông pha” chuyển đổi số. Trong đó, VINASA – hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam sứ mệnh quảng bá, xây dựng thương hiệu trong ngành tiếp tục thể hiện tốt vai trò tiên phong của mình với khẩu hiệu “Xung kích chuyển đổi số - Chia sẻ và Kết nối”. Trong bối cảnh trên của đất nước và ngành CNTT, trong năm thứ 18 Giải thưởng được tổ chức, Giải thưởng Sao Khuê 2021 đặt cho mình sứ mệnh quan trọng đó là “Thúc đẩy nền tảng giải pháp số - Tiên phong phát triển các hệ sinh thái số”. 

Ngày 24/04/2021 vừa qua, tại Nhà hát ca múa nhạc Quân đội, Lễ Công bố và trao Danh hiệu Sao Khuê 2021 đã được diễn ra trang trọng với sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ Ngành cùng đại diện các doanh nghiệp và cơ quan truyền thông. 

Sản phẩm Phần mềm BRAVO 8R2 (ERP-VN) của Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO (BRAVO) vinh dự được công nhận Danh hiệu Sao Khuê 2021. Đặc biệt, vượt qua những tiêu chí khắt khe trong việc lựa chọn Top 10 là: doanh thu cao, tăng trưởng tốt; công nghệ vượt trội, sáng tạo đột phá; và tác động xã hội lớn, hiệu quả trên diện rộng, giải quyết bài toán bức thiết của xã hội… BRAVO 8R2 (ERP-VN) xuất sắc lọt Top 10 sản phẩm – dịch vụ xuất sắc của ngành CNTT Việt Nam. 

Đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc chuyển đổi số sẽ góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Phần mềm ERP của BRAVO khi được triển khai ứng dụng tại doanh nghiệp, sẽ hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc quản lý tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực – tài lực – vật lực), đồng thời trợ giúp các bộ phận khác thao tác nghiệp vụ và chia sẻ thông tin hiệu quả. Phần mềm hỗ trợ truy xuất đa nền tảng như Winform, WebApp và Mobile App do đó giúp doanh nghiệp dễ dàng ứng dụng công nghệ vào quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mọi lúc, mọi nơi.

Cùng với các doanh nghiệp CNTT đạt Danh hiệu Sao Khuê, BRAVO không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm phần mềm và dịch vụ của mình để đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt trong chuyển đổi số và vươn cao vươn xa hơn.

Chuyển đổi số đang là một đòi hỏi cấp bách, sống còn với các doanh nghiệp hiện nay để tồn tại, phát triển, tăng sức cạnh tranh và bứt phá, nhất là trong bối cảnh Covid-19 hoành hành suốt thời gian dài. BRAVO vinh dự khi đã và đang là lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số của mình.

Có thể bạn quan tâm

Trong bối cảnh doanh thu viễn thông của nhà mạng nói chung suy giảm 5-10% trong năm 2023, riêng mảng viễn thông di động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vẫn giữ được tăng trưởng 0,8%.