Ethereum 2.0 sẽ loại bỏ các phần cứng đào chuyên dụng

Ethereum 2.0 sẽ loại bỏ các phần cứng đào chuyên dụng
Tạp chí Nhịp sống số - Hầu hết các hệ sinh thái tiền điện tử đã bắt đầu nâng cấp các dịch vụ blockchain để cải thiện các trường hợp sử dụng token. Ethereum cũng không ngoại lệ, khi đồng tiền có vốn hoá lớn thứ 2 cũng chuẩn bị chuyển sang bản nâng cấp Ethereum 2.0.

Người đồng sáng lập Ethereum và ConsenSys là Joseph Lubin gần đây đã xuất hiện trong cuộc phỏng vấn của Fintech Beat để chia sẻ chi tiết về hệ sinh thái Ethereum 2.0 và khả năng thích ứng của Ethereum trong hệ thống tài chính hiện có.

“Ethereum 2.0 mang lại sức mạnh lớn hơn cho nền tảng Ethereum. Ethereum 1.0 không có sự riêng tư và bảo mật mà chúng tôi muốn thấy ở nó. Đồng thời Ethereum không có khả năng mở rộng mà chúng tôi cần để sử dụng hệ thống hiệu quả hơn”, Lubin cho biết.

Anh cũng nhấn mạnh rằng việc nâng cấp lên Ethereum 2.0 là cơ hội để tăng mạnh khả năng mở rộng và tăng số lượng giao dịch mỗi giây trong hệ thống.

Lubin cũng đồng tình rằng hệ thống Proof of Work (PoW - bằng chứng công việc) tiên phong của công ty không giải quyết trực tiếp các vấn đề về khả năng mở rộng mặc dù PoS cho phép hệ sinh thái Ethereum dễ dàng giải quyết các vấn đề mở rộng.

“Cả Bitcoin và mạng Ethereum đều sử dụng PoW và giờ đây Ethereum sắp chuyển qua Ethereum 2.0 với việc sử dụng PoS. Vì vậy, thay vì phần cứng chuyên dụng và vô giá trị, chúng tôi thay thế chúng bằng ràng buộc kinh tế”, ông cho biết.

Cụ thể hơn, Lubin giải thích cách người dùng có thể tận dụng Ether để đặt cọc hoặc ràng buộc các hợp đồng thông minh trên nền tảng Ethereum. Điều đó cho phép nhận được bồi thường từ giao thức để thực hiện công việc xác thực các giao dịch và xác thực các khối trên mạng Ethereum 2.0.

Hơn nữa Lubin cũng tuyên bố rằng quá trình này hiệu quả hơn vì người dùng thông thường sẽ không gặp những rào cản lớn khi sử dụng hệ thống.

Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2025, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo dòng vốn FDI sẽ tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam, nhất là dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất và công nghệ có giá trị cao như: Công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, logistics…