EU tìm cách đánh thuế trực tiếp vào doanh thu của các hãng công nghệ

EU tìm cách đánh thuế trực tiếp vào doanh thu của các hãng công nghệ
Tạp chí Nhịp sống số - Thay vì tính thuế dựa trên lợi nhuận như trước nay, một số quốc gia châu Âu (khối EU) đang tìm cách để đánh thuế trực tiếp vào doanh thu của các hãng công nghệ lớn của nước ngoài như Amazon, Google, Facebook,…

Các quốc gia tại Châu Âu đang tìm cách đánh thuế doanh thu các hãng công nghệ.

Mới đây, 4 Bộ trưởng Tài chính của các nước Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha đã cùng viết một bức “tâm thư”, gửi đến Chủ tịch khối EU và Ủy ban châu Âu, trong đó có viết: “Chúng ta không nên chấp nhận những công ty kinh doanh trong khu vực mà chỉ đóng góp rất thấp vào ngân quỹ.”

Cụ thể, Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha đang có ý định đánh thuế vào doanh thu phát sinh của các công ty công nghệ lớn hoạt động tại khu vực này. Sáng kiến này do Bộ trưởng Bộ tài chính Pháp đề xuất và đã được 28 Bộ trưởng của các nước thành viên Liên minh châu Âu đồng thuận trong một cuộc họp hồi tuần trước.

Theo Financial Times, các công ty công nghệ lớn như Apple, Facebook, Amazon và Google hiện chỉ bị đánh thuế chủ yếu dựa vào lợi nhuận chứ không phải doanh thu. Do đó, các công ty này có thể đã trả thuế, phí ít hơn ở một số quốc gia khác, khi doanh thu kinh doanh lên đến hàng tỷ USD.

Bộ trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu đã đề xuất lập một hình thức thu thuế mới có tên là “bù đắp”. Qua đây, hệ số thuế phải thu của công ty công nghệ trên “sẽ trở về mức thông thường” của tất cả các doanh nghiệp.

Đề xuất này chỉ được Liên minh châu Âu phê duyệt khi tất cả các quốc gia thành viên đều nhất trí ủng hộ, bao gồm cả các nước thực hiện bao vệ thuế như Luxembourg và Ireland.

Theo đó, các công ty công nghệ lớn như Apple, Facebook, Amazon và Google có khả năng sẽ bị đánh thuế cao hơn ở châu Âu, nếu đề xuất mới về thuế này được thông qua.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.