Facebook là nền tảng mua sắm được ưa chuộng nhất tại nông thôn Việt Nam

Facebook là nền tảng mua sắm được ưa chuộng nhất tại nông thôn Việt Nam
Tạp chí Nhịp sống số - Theo một nghiên cứu mới công bố, 72% hoạt động thương mại điện tử tại vùng nông thôn Việt Nam được thực hiện qua mạng xã hội.

Facebook cùng GroupM Việt Nam vừa công bố báo cáo thường niên về hành vi, mức độ tiêu thụ các phương tiện truyền thông, mức độ sử dụng và nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng tại các vùng nông thôn và ngoại thành Việt Nam.

Theo Kantar Worldpanel, lượng người tiêu dùng tại các khu vực nông thôn hiện chiếm tới 63% dân số và hơn 60% GDP của Việt Nam. Điều này cho thấy lượng người tiêu dùng tiềm năng tại đây không chỉ nhiều về số lượng mà cả về chất lượng với sức mua đã tăng lên rất nhiều so với trước đây.

Báo cáo được thực hiện vào tháng 09 - tháng 11 năm 2020, với sự tham gia của 4.500 người sống tại khu vực thành phố và nông thôn ở 30 tỉnh thành (không phải các thành phố lớn) có tổng số dân chiếm hơn 60% dân số toàn quốc.

Theo báo cáo, người tiêu dùng ở Nông thôn sử dụng Internet nhiều hơn là các loại hình media truyền thống và tăng nhanh từ 2018 (84%) đến 2021 (91%). Không chỉ số lượng người, thời gian sử dụng Internet hàng ngày tiếp tục tăng cao (149 phút) và gần gấp đôi TV.

Người tiêu dùng khi xem TV có đến 47% sẽ sử dụng điện thoại song song để chat hoặc truy cập mạng xã hội. Truy cập Facebook cũng là hoạt động trên Internet phổ biến nhất với mọi người.

46% người dùng này cũng tham gia các hoạt động mua sắm trực tuyến. Họ cũng sử dụng Internet để xem review về sản phẩm, xem live stream bán hàng hoặc chat với người bán để có thêm thông tin.

Và như mạng xã hội Facebook trở thành nơi mua sắm số một tại vùng nông thôn (72%), sau đó mới là các sàn thương mại điện tử nổi tiếng.

Cơ hội cho những nhà bán lẻ

Chính nhờ việc phổ biến với người tiêu dùng nông thôn, việc quảng bá sản phẩm trên Facebook có thể là kênh tiếp cận tốt nhất tới khách hàng. Tuy nhiên Facebook cũng đưa ra kiến nghị, những nhà quảng cáo nên kết hợp cả kênh truyền thông trực tuyến với những kênh truyền thống như truyền hình để đảm bảo hiệu quả.

Với việc sử dụng mạng xã hội, các nhãn hàng có thể sử dụng đa dạng các hoạt động hoạt náo trên kênh truyền thông trực tuyến từ mạng xã hội, video trực tuyến, đến nội dung quảng cáo từ người nổi tiếng, gaming.

Kênh bán hàng trực tuyến đang là cơ hội để tăng sự hiện diện sản phẩm đối với nhiều khu vực nông thôn, đặc biệt khi kênh phân phối truyền thông chưa vươn tới được, hoăc đáp ứng nhu cầu tiện lợi của người tiêu dùng bận rộn ngày nay. Do vậy việc kết hợp Facebook và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử cũng giúp các thương hiệu có thể đạt hiệu quả nhiều hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.