Có vẻ như, mặc dù đã tự tin nhận giúp bẻ khóa các thiết bị iPhone của các vụ án khác không hề liên quan tới mình, FBI vẫn không hề nắm trong tay phương pháp bẻ khóa chính xác của những thiết bị này.
Theo đó, hiện nay chỉ các hacker là tìm ra lỗ hổng bảo mật của iOS sở hữu phương pháp bẻ khóa nói trên.
Trước đó, FBI đã tiết lộ rằng họ được một đơn vị hacker đề nghị bẻ khóa chiếc iPhone 5C thu giữ sau vụ xả súng San Bernando. Đơn vị này trước đây được cho là cũng đã vài lần hợp tác với chính phủ nhằm khai thác và bán ra thông tin về những lỗ hổng bảo mật. Lần này, họ đã được trả một khoản phí lớn cho lỗ hổng trên và công cụ bẻ khóa của mình.
Theo đó, Nhà Trắng thường sẽ đưa bất kỳ lỗ hổng bảo mật hay công cụ bẻ khóa mà họ sở hữu vào một quy trình mang tên “Vulnerabilities Equities Process”. Trong đó, họ sẽ mang công cụ hoặc lỗ hổng trên tới một hội đồng giám định, hội đồng này sẽ quyết định xem lỗ hổng hay công cụ trên sẽ được công bố và sửa lỗi hay sẽ tiếp tục được lưu trữ để sử dụng và xâm nhập những bằng chứng tiềm năng.
Tuy nhiên, trường hợp lần này lại khác. FBI chỉ trả tiền cho đơn vị nói trên để bẻ khóa thiết bị cho mình, và đơn vị này không hề bán ra công cụ bẻ khóa của họ. Vậy nên, công cụ quý giá trên không thuộc sở hữu của chính phủ, và họ sẽ không thể đưa nó tới hội đồng đánh giá.
Chính vì không thuộc quyền sở hữu của mình, rất có thể cả Tòa án, Apple và người dùng sẽ không thể biết được lổ hổng bảo mật nào đang cho phép một công cụ có thể xâm nhập và truy xuất dữ liệu của iOS - một trong những hệ điều hành khép kín có độ an toàn cao nhất trên thế giới.