Tuy nhiên, ứng dụng những công nghệ gì và như thế nào, còn đang là bài toán khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu.
Chuyển đổi số sản xuất – Tương lai của quốc gia và doanh nghiệp
Sức khỏe của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của khu vực sản xuất. Hầu hết các quốc gia thành công trong phát triển công nghiệp đều là những nước có tốc độ chuyển đổi số cao và tích cực ứng dụng các thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0 như IIoT, Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo. Để tăng sức mạnh cho nền kinh tế, chuyển đổi số sản xuất được coi là chìa khóa và trọng tâm phát triển của quốc gia. Đây là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Với sự hậu thuẫn tích cực trong các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, cùng cú huých tái bùng phát của đại dịch Covid-19, doanh nghiệp sản xuất Việt Nam bước đầu đã “mạnh dạn” ứng dụng công nghệ vào quản lý vận hành để nâng cao năng suất, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu tham gia chuỗi cung ứng hiện nay trên toàn cầu.
Tuy nhiên, mới chỉ có một tỉ lệ nhỏ doanh nghiệp sẵn sàng cho hành trình này. Phần đông còn lại, mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi vừa chống dịch, vừa nghĩ cách duy trì sản xuất kinh doanh, lại vừa “mơ hồ” trong ma trận các câu hỏi về việc chuyển đổi số như thế nào.
Các cấp độ chuyển đổi số sản xuất
Chuyên gia Nguyễn Xuân Hách – Giám đốc ITG Technology cho biết: “Trước hết, doanh nghiệp cần xác định mình đang đứng ở đâu trong tiến trình chuyển đổi số sản xuất thông qua ba cấp độ. Đó là: Số hóa thông tin kỹ thuật (Digitization), Chuyển đổi quy trình cách thức làm việc (Digitalization) và cấp độ cao nhất là chuyển đổi số toàn diện theo mô hình nhà máy thông minh (Digital Transformation with Smart Factory).”
Trạng trạng tại Việt Nam, phần đông các doanh nghiệp sản xuất đều chỉ đang dừng lại ở cấp độ 1 tức là chuyển các tài liệu dạng vật lý (giấy) sang định dạng “số”. Hiểu nôm na, gửi Email, tính toán bằng Excel, hay thiết kế sản phẩm bằng phần mềm CAD/CAM thay vì bản vẽ giấy,…, đều là những dạng thức “số hóa” của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc số hóa chưa được thực hiện triệt để trên toàn doanh nghiệp mà mới chỉ dừng lại ở đơn lẻ các bộ phận chức năng. Đặc biệt, nhiều xưởng sản xuất vẫn còn tồn tại phiếu nhập – xuất nguyên vật liệu bằng giấy hay thống kê sản lượng thủ công, dẫn đến sai sót và mất mát tài nguyên.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp có mức độ số hóa thông tin cao, nhưng lại chưa biết tận dụng khả năng này để chuyển đổi số quy trình làm việc (cấp độ 2). Hơn hết, các dữ liệu đã số hóa ở cấp độ 1 cũng chưa được ứng dụng để phân tích và tối ưu, khiến các doanh nghiệp rơi vào tình trạng chung về năng suất sản xuất thấp.
“Doanh nghiệp cần hướng tới những mức độ trưởng thành cao hơn để vận hành tốt hơn, tạo ra nhiều giá trị và bước tiến nhảy vọt hơn trong sản xuất.” – Ông Hách nhấn mạnh.
Giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY giúp chuyển đổi số toàn diện doanh nghiệp sản xuất
Là một trong những giải pháp “make-in-Vietnam” hiếm hoi dành cho ngành sản xuất, giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY được đánh giá là cánh tay đắc lực, nâng bước doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số. Với kiến trúc công nghệ chuẩn hóa theo mô hình ISA-95 của Hiệp hội Tự động hóa quốc tế và tích hợp những thành tựu của CMCN 4.0 như AI, Big Data, IIoT…, 3S iFACTORY cung cấp cho doanh nghiệp một chiến lược chuyển đổi số toàn diện để kiểm soát mọi nguồn lực từ cấp xưởng sản xuất (shopfloor) đến cấp chiến lược (top floor).
Tầng đầu tiên, 3S IIoT Platform đem đến giải pháp kết nối và tự động hóa cho xưởng sản xuất, giúp thu thập dữ liệu trực tiếp từ các thiết bị và đẩy lên tầng điều hành 3S MES phía trên. Vai trò của 3S IIoT Platform sẽ “số hóa” những hoạt động thống kê, theo dõi thủ công về tình trạng sản xuất của máy móc, đảm bảo mức độ chính sác cao của dữ liệu.
Hệ thống quản lý sản xuất 3S MES phục vụ các giám đốc nhà máy, tổ trưởng sản xuất, công nhân, điều hành và thực thi toàn bộ hoạt động sản xuất trong thời gian thực từ nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra và đặc biệt là truy xuất nguồn gốc trên từng công đoạn (WIP).
Hệ thống 3S ERP được sử dụng rộng rãi cho các bộ phận chức năng thao tác nghiệp vụ và hỗ trợ nhà lãnh đạo trong việc hoạch định toàn bộ nguồn lực doanh nghiệp (Hàng hóa – Tài sản – Tài chính – Nhân sự). Bộ đôi MES và ERP khi kết hợp với nhau sẽ là công cụ giúp chuẩn hóa quy trình làm việc và đưa doanh nghiệp lên mức độ “tự động hóa” cao hơn trong sản xuất, giải quyết các bài toán cụ thể về lập kế hoạch, lịch chạy máy, kế hoạch nguyên vật liệu, dự báo và cân đối nguồn lực.
Cuối cùng, 3S Business Hub – Hệ thống báo cáo thông minh giúp tổng hợp các luồng dữ liệu phân mảnh từ các tầng dưới đẩy lên, hỗ trợ nhà quản trị rút ngắn thời gian thống kê, phân tích và đưa ra các quyết định chiến lược kịp thời.
Mới đây, 3S iFACTORY đã vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2021 do Hiệp hội VINASA trao tặng. Cùng với những minh chứng từ nhiều dự án triển khai trong – ngoài nước, 3S iFACTORY được xem là một phần chiến lược không thể thiếu cho các đơn vị sản xuất trên hành trình hiện thực hóa giấc mơ gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.