Cuộc thi cuộc thi Thử thách Điện toán Lượng tử toàn cầu (AQCC) ra mắt tháng 1/2019 nhằm thúc đẩy sự đổi mới trong toàn bộ vòng đời của máy bay.
Ngày nay, các hãng hàng không cố gắng tận dụng nhiều nhất khả năng chịu tải của máy bay để tối đa hóa doanh thu, tối ưu hóa việc đốt cháy nhiên liệu và giảm chi phí vận hành tổng thể. Tuy nhiên, phạm vi tối ưu hóa có thể bị giới hạn bởi một số hạn chế khi vận hành máy bay.
Tham gia cuộc thi này, bằng cách tạo ra một thuật toán cho các cấu hình tải hàng hóa tối ưu, cân nhắc đến các hạn chế khi vận hành như tải trọng, trọng tâm, kích thước và hình dạng của thân máy bay, những người chiến thắng cuộc thi đã chứng minh rằng các vấn đề tối ưu hóa có thể được mô hình hóa và giải quyết bằng toán học thông qua điện toán lượng tử.
Đội thắng cuộc sẽ bắt đầu làm việc với các chuyên gia của Airbus sớm nhất là vào tháng 1/2021 để kiểm tra và so sánh các giải pháp của họ nhằm đánh giá mức độ thành thạo của các phép tính phức tạp có tác động hữu hình đến các hãng hàng không như thế nào, từ đó giúp các nhà khai thác hưởng lợi từ khả năng tải tối đa của máy bay như dự đoán hay không.
Bà Grazia Vittadini, Giám đốc Công nghệ của Airbus cho biết “Thử thách Điện toán Lượng tử thể hiện niềm tin của Airbus vào sức mạnh của tập thể nhằm khai thác và ứng dụng hoàn toàn công nghệ điện toán lượng tử giúp giải quyết những thách thức tối ưu hóa phức tạp mà ngành công nghiệp hàng không đang phải đối mặt hiện nay. Bằng cách nhìn vào các công nghệ mới nổi có thể được sử dụng để cải thiện hiệu suất máy bay và thúc đẩy đổi mới, chúng tôi đang giải quyết các vấn đề vật lý bay tiên tiến sẽ giúp tái định nghĩa cách máy bay được chế tạo và bay như thế nào trong tương lai, và cuối cùng là định hình những điều tốt đẹp hơn cho ngành hàng không, các thị trường và nâng cao trải nghiệm của khách hàng."
Khi các máy bay hoạt động hiệu quả hơn, tổng số chuyến bay vận tải cần thiết có thể giảm xuống, mang lại tác động tích cực đến lượng khí thải CO2, từ đó góp phần hiện thực hóa tham vọng của Airbus về chuyến bay bền vững.