Giao dịch giá cả hàng hóa thuận tiện hơn với hệ thống giao dịch hàng hóa vốn phái sinh tại BIDV

Tạp chí Nhịp sống số - Rủi ro biến động giá cả hàng hóa đang tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, hoạt động xây dựng nền tảng công nghệ, chính sách sản phẩm, bán hàng được các ngân hàng thương mại quan tâm, dành nhiều nguồn lực nhằm tạo công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả, giúp doanh nghiệp kinh doanh ổn định trong bối cảnh biến động liên tục, khó lường của thị trường.

Với mục tiêu hỗ trợ tối đa khách hàng trong việc phòng ngừa rủi ro các biến động thị trường, BIDV đã tiên phong nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng hệ thống giao dịch hàng hóa vốn sinh trong giao dịch giá cả hàng hóa của khách hàng.

Giao dịch giá cả hàng hóa thuận tiện hơn tại BIDV

BIDV đã nhận được giải thưởng Sao Khuê 2023 trong lĩnh vực chuyển đổi số

Rủi ro giá cả hàng hóa của doanh nghiệp

Trong bối cảnh các tập đoàn lớn có xu hướng chuyển một phần trung tâm sản xuất ra ngoài Trung Quốc tới các quốc gia có quy mô dân số đông, lực lượng lao động trẻ và chi phí hợp lý, Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất và nổi lên như một công xưởng mới của thế giới bên cạnh các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia… Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng gia tăng nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Theo đó, trong các năm 2021 và 2022,  kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm tăng lần lượt 18% và 10%, trong khi kim ngạch nhập khẩu của Việt nam tăng lần lượt 26% và 8.5%. Bên cạnh các mặt hàng thành phẩm như điện tử, máy tính, máy móc thiết bị, dệt may thì tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam thuộc về các loại hàng hóa cơ bản như dầu thô – khí đốt, sắt thép, nông sản. Sự liên thông ngày càng lớn của Việt Nam vào chuỗi sản xuất và nền kinh tế toàn cầu dẫn đến biến động giá cả hàng hóa ảnh hưởng lớn đến chi phí, hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Chiến tranh thương mại và biến động địa chính trị và đại dịch Covid khiến giá cả của hầu hết các hàng hóa biến động mạnh trong giai đoạn 2018-2023. Với nhóm mặt hàng năng lượng, giá dầu thô lao dốc từ mức 60$/thùng giai đoạn 2018-2019 xuống 17$/thùng do tác động của đại dịch Covid và tăng trở lại lên mức 120$/thùng khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine trước khi tạm thời dao động ổn định trong biên độ hẹp 80-90$/thùng. Với nhóm mặt hàng kim loại, mặt hàng chủ đạo thép thanh trên SGD Thượng Hải tăng mạnh từ mức 3000-4000 CNY/tấn trước năm 2020 lên mức 6000 CNY/tấn trong năm 2021 do các gói kích thích kinh tế và giảm lãi suất của các nền kinh tế sau đại dịch; nhưng hiện nay đã hạ nhiệt sâu về mức 3600 CNY/tấn do ảnh hưởng từ chiến dịch siết chặt bất động sản và triển vọng kinh tế phục hồi chậm của Trung Quốc. Với nhóm ngũ cốc,  giá lúa mỳ dao động tương đối ổn định trong khoảng 500-800 cents/bushel trong giai đoạn 2018-2021, tuy nhiên đột ngột tăng mạnh lên mức 1200 cents/bushel khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, đe dọa trực tiếp tới nguồn cung lúa mỳ của thế giới và chỉ dần hạ nhiệt từ cuối năm 2022 do thỏa thuận ngũ cốc trên Biển Đen của các bên.

Rủi ro biến động giá cả hàng hóa đang tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực tiễn ứng dụng giải pháp hệ thống giao dịch hàng hóa vốn phái sinh tại BIDV

BIDV là một trong những ngân hàng tiên phong triển khai sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa từ năm 2007 nhằm đáp ứng nhu cầu phòng ngừa rủi ro biến động giá nguyên vật liệu và giá thành nhập khẩu/xuất khẩu.

Với kinh nghiệm phong phú và nền khách hàng đa dạng, BIDV hiện cung cấp đầy đủ các cấu trúc sản phẩm bao gồm các hợp đồng tiêu chuẩn trên Sàn giao dịch quốc tế (hợp đồng Tương lai giá cả hàng hóa) với ưu điểm giá cả minh bạch và thanh khoản cao, và các hợp đồng không tiêu chuẩn (gồm Hoán đổi giá cả hàng hóa và Quyền chọn giá cả hàng hóa) phù hợp với nhu cầu tùy biến cấu trúc sản phẩm của từng khách hàng (ví dụ tham chiếu theo giá thị trường bình quân của tháng trước đó, phù hợp với nhu cầu của các công ty sản xuất).  Bên cạnh đó, BIDV cũng cung cấp danh mục các mặt hàng giao dịch đa dạng gồm cà phê, ca cao, ngũ cốc, kim loại, năng lượng; đồng thời linh hoạt điều chỉnh cơ chế, chính sách, bộ mẫu hợp đồng theo thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng. Nhờ những nỗ lực bền bỉ và không ngừng cải tiến sản phẩm  và chính sách giao dịch nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu giao dịch của khách hàng, trong giai đoạn 2023, BIDV tiếp tục duy trì vị hàng đầu thị trường trong cung cấp sản phẩm Hợp đồng Tương lai giá cả hàng hóa và đứng đầu thị trường trong giao dịch sản phẩm Hoán đổi và quyền chọn giá cả hàng hóa. Đặc biệt, BIDV tiên phong trong việc tiếp cận và cung cấp sản phẩm phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho một số khách hàng FDI lớn, tạo nền móng vững chắc để mở rộng quan hệ giao dịch sang các sản phẩm ngân hàng truyền thống khác.

Nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm giao dịch ổn định và tin cậy, BIDV lựa chọn sử dụng hệ thống giao dịch hàng đầu thế giới, giúp kết nối và liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa toàn cầu.  Bên cạnh đó, BIDV chủ động phát triển các chương trình công nghệ hiện đại để phục vụ công tác quản lý trạng thái giao dịch của khách hàng theo hướng tự động hóa và tập trung hóa cao.

Có thể bạn quan tâm

Liên tục ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), MoMo đã đạt được nhiều thành tựu đột phá trong việc thúc đẩy chuyển đổi số cho đất nước. Nhờ đó, Fintech này tiếp tục có mặt trong “Top 10 Sao Khuê” năm thứ hai liên tiếp.