Theo thông báo nói trên của Google, nếu tài khoản người dùng không hoạt động hoặc vượt quá mức 15GB mặc định trong ít nhất 2 năm, Google có thể xóa dữ liệu sau khi cảnh báo. Người dùng sẽ chỉ có 2 tùy chọn - trả phí hoặc tìm giải pháp mới để thay thế.
Theo chuyên gia Joanne Weng từ Synology, sự thay đổi chính sách như vậy dự kiến sẽ ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Nhiều người đang suy nghĩ phải làm gì với những ảnh hiện có và bất kỳ ảnh nào được chụp trong tương lai.
Hiện, có một số cách khắc phục được cư dân mạng thảo luận nhiều nhất, chẳng hạn như chuyển dữ liệu sang dịch vụ Public Cloud miễn phí khác hoặc mua thêm dung lượng của Google. Mặc dù hầu hết các dịch vụ Public Cloud nổi tiếng như OneDrive, Amazon Drive, Dropbox hoặc iCloud đều cung cấp dung lượng lưu trữ miễn phí cơ bản, nhưng không có nhà cung cấp nào bằng Google (15GB). Có nghĩa là bất cứ chọn dịch vụ Public Cloud nào cuối cùng vẫn phải trả phí để thêm dung lượng lưu trữ.
Có thể có một số người đã sẵn sàng muốn mua thêm dung lượng của Google, nhưng tính kỹ lại, đa số người hiện nay đều có máy tính xách tay được trang bị SSD như Macbook hoặc điện thoại thông minh có dung lượng cơ bản là 256GB. Nếu muốn lưu trữ lượng dữ liệu này trên Public Cloud có thể khá tốn kém (khoảng 99,99 USD mỗi năm)!
Một cách khác là lưu trữ ảnh trên ổ cứng gắn ngoài, nhưng sẽ gây bất tiện về việc quản lý và tập trung các bức ảnh cũng như nguy cơ mà ổ cứng hư hỏng. Hơn nữa, ổ cứng gắn ngoài dễ bị mất dữ liệu bởi virus hoặc lỗi do người dùng. Bên cạnh đó, việc di chuyển tất cả ảnh từ Public Cloud sang ổ cứng gắn ngoài khá rắc rối và mất thời gian.
Trước những "băn khoăn" đó, Joanne Weng cho rằng các giải pháp nói trên đều không phải là giải pháp toàn diện và lâu dài. Thiết bị tại chỗ hoặc hệ thống lưu trữ riêng có thể sẽ giúp người dùng giải quyết bài toán này.
Cụ thể, chuyên gia đến từ Synology cho rằng thiết bị Network Attached Storage (NAS - ổ cứng mạng) có thể cung cấp dung lượng lưu trữ lớn và kết nối với internet của gia đình hoặc văn phòng. Giải pháp này không chỉ giúp bảo mật dữ liệu mà còn có các tính năng sao lưu và khôi phục dữ liệu thuận tiện.
Những ưu điểm nổi trội của thiết bị NAS bao gồm: Bảo vệ và sao lưu dữ liệu thuận tiện; Tối ưu chi phí và mang đến Công cụ Quản lý ảnh toàn diện.
Trước hết, với mối lo về thất thoát dữ liệu (bao gồm xóa nhầm, lỗi phần cứng hoặc vụ tấn công ransomware...), thiết bị NAS được coi là giải pháp lý tưởng vì một số nhà cung cấp NAS như Synology có hệ sinh thái ứng dụng sao lưu hoàn chỉnh để giúp người dùng dễ dàng sao lưu ảnh và bảo vệ dữ liệu. Bằng cách áp dụng các phần mềm sao lưu được cung cấp miễn phí kèm với thiết bị NAS, người dùng có thể bảo vệ ảnh và dữ liệu của mình một cách toàn diện mà không phải lo lắng về việc bị mất dữ liệu hoặc phần cứng bị hỏng.
Cùng đó, thử so sánh, nếu người dùng mua dung lượng lưu trữ Google Drive 2TB với giá 99,99 USD một năm, thì tổng chi phí sẽ gần 500 USD sau 5 năm, đáng kể và cuối cùng thành gánh nặng cho người dùng. Trong khi đó, khi mua 1 thiết bị NAS, người dùng chỉ cần chi trả một lần cho phần cứng và sẽ có thể sử dụng cả phần mềm và phần cứng lâu dài. Một thiết bị NAS 2-bay với 2 ổ cứng 2TB để tạo RAID vẫn chỉ cần giá khoảng 450 USD, thấp hơn nhiều so với việc sử dụng các dịch vụ Public Cloud trong thời gian dài. Chưa kể rằng một NAS thường đi kèm với 2 đến 5 năm bảo hành.
Ngoài ra, một số nhà cung cấp NAS còn cung cấp các ứng dụng quản lý ảnh tương tự như Google Photos. Không chỉ hỗ trợ người dùng chia sẻ và truy cập hình ảnh trong công việc mà còn cũng giúp gia đình dễ dàng quản lý ảnh trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều thiết bị NAS thậm chí còn được tích hợp sẵn công nghệ nhận diện hình ảnh để hỗ trợ người dùng phân loại ảnh theo chủ đề, thời gian hoặc nhân vật.
"Với tất cả những lợi ích được nêu trên, bây giờ đã đến lúc nói lời tạm biệt với Public Cloud và xây dựng bộ lưu trữ hệ thống của riêng với thiết bị NAS!", Joanne Weng kết luận.
Hy vọng, nếu bạn đang "loay hoay" với việc xóa bớt ảnh đã lưu trữ trên Google Photos hay tìm kiếm một giải pháp phù hợp cho những ký ức đáng lưu giữ, thì bài viết này sẽ là một gợi ý hữu ích!