Theo dự tính đến năm 2025, số lượng thiết bị đầu cuối thông minh cá nhân sẽ lên tới 40 tỉ, trong khi đó khả năng kết nối toàn cầu đạt 100 tỉ. Mạng lưới 5G sẽ kết nối những thiết bị đầu cuối này nhờ khả năng kết nối siêu cấp để phục vụ Internet vạn vật (IoT).
Đồng thời, sự tăng trưởng theo cấp số nhân của các thiết bị được kết nối đã kích thích quá trình phát triển về khả năng tính toán. Từ CPU đến GPU và bây giờ là NPU, khả năng tính toán của các bộ vi mạch tăng lên chóng mặt theo định luật Moore.
Với hai nhân tố công nghệ cốt lõi, khả năng tính toán và kết nối siêu cấp, công nghệ 5G sẽ không chỉ tạo bước đột biến trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, thiết bị mạng và các ứng dụng đầu cuối, mà còn xây dựng và thúc đẩy các ngành công nghiệp khác.
5G có khả năng mở khóa nhiều ứng dụng tiên tiến hơn so với 4G. Với những ưu điểm vượt trội về khả năng tính toán và kết nối, rất nhiều ứng dụng từng chỉ tồn tại trong tưởng tượng nay có thể trở thành hiện thực. Công nghệ VR và AR thay đổi cách sinh hoạt, làm việc và giải trí của con người, trong đó có hệ thống tự lái giúp cải thiện đáng kể tình trạng giao thông hiện nay.
Khi tốc độ đường truyền lên tới 1 Gbps hoặc nhanh hơn, điện thoại thông minh sẽ trở thành các “máy tính thu nhỏ” nằm gọn trong lòng bàn tay, nhờ đó bạn có thể khai thác các nguồn tài nguyên điện toán đám mây.
Dự kiến mẫu điện thoại 5G đầu tiên của Honor sẽ chính thức ra mắt vào tháng 11, hỗ trợ hai kiến trúc mạng SA và NSA. Ngoài ra, Honor V30 cũng sẽ ứng dụng những phát triển mới nhất của công nghệ AI, AR và VR, tập trung vào đối tượng người dùng trẻ...