Theo đại diện HP, hệ thống mới này là cột mốc quan trọng trong dự án nghiên cứu thế hệ máy chủ mới The Machine, dự án nghiên cứu phát triển lớn nhất từ trước tới nay của của HPE.
Hệ thống này được trang bị bộ nhớ có dung lượng 160TB phân bố rải rác trên 40 điểm vật lý (node), liên kết thông qua một giao thức sợi quang (fabric protocol). Hệ thống này còn ứng dụng cả các kết nối truyền tải quang và lượng tử ánh sáng, bao gồm cả mô-đun lượng tử ánh sáng X1 mới với khả năng truyền dữ liệu ở tốc độ lên tới 1,2TB mỗi giây.
Hệ thống sử dụng hệ điều hành Linux chạy trên ThunderX2, một SoC (Hệ thống trên một chip) dựa trên kiến trúc ARM từ Cavium.
Theo HPE, 160 TB dung lượng bộ nhớ của nguyên mẫu có thể đồng thời xử lý lượng dữ liệu tương đương với khoảng 160 triệu cuốn sách, ghi nhận lần đầu tiên trên hệ thống memory-driven computing. HPE cho biết, trong tương lai, cấu trúc này còn có thể mở rộng thành một hệ thống đơn bộ nhớ với dung lượng exabyte và thậm chí lớn hơn thế, lên tới 4.096 yottabytes - một dung lượng có thể nói là gần như vô hạn.
Nói cách khác, dung lượng đó tương đương với 250.000 lần lượng dữ liệu của toàn vũ trụ số hiện nay.
Với năng lực này, những khả năng dường như là không giới hạn. Hãy thử tưởng tượng một hệ thống có thể lưu trữ và xử lý hồ sơ y tế của tất cả mọi người trên trái đất, hay từng góc dữ liệu trên Facebook.
Mục tiêu của HPE còn lớn lao hơn khi hướng tới việc khám phá không gian, hay cụ thể hơn, hoàn thành sứ mạng đưa con người lên sao Hỏa.