Theo hãng tin Hoa ngữ Đa Chiều, tờ The Wall Strett Journal ngày 22/11 đưa tin, các quan chức Mỹ đã thông báo cho các quan chức chính phủ và giới quản lý cao cấp của các công ty viễn thông của Đức, Nhật, Italy về những nguy cơ an toàn mạng khi sử dụng thiết bị của Huawei. Thậm chí, Mỹ còn xem xét gia tăng viện trợ cho các nước và các hãng khai thác không sử dụng thiết bị “Made in China”.
Báo này viết, hiện nay Mỹ có căn cứ quân sự trên đất Đức, Nhật và Italy. Việc những quốc gia này sử dụng các thiết bị thông tin của Trung Quốc trở thành vấn đề khiến Mỹ lo ngại. Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng vệ tinh và mạng riêng cho việc thông tin những nội dung nhạy cảm; tuy nhiên phần lớn các thiết bị quân sự lại phải thông qua mạng thương mại dân sự.
Từ đầu năm nay, tình hình căng thẳng Trung – Mỹ trên các lĩnh vực không ngừng gia tăng. Chính phủ Donald Trump đang ra tay hành động để đối phó với điều mà một số quan chức Mỹ gọi là “hành vi liều lĩnh xâm lược của Trung Quốc trong nhiều năm nay”. Mỹ đã tiến hành đánh thuế với một số hang hóa nhập của Trung Quốc, dẫn tới sự trả đũa của phía Trung Quốc. Mỹ cũng siết chặt quy tắc đầu tư của nước ngoài nhằm vào Trung Quốc.
Một quan chức Mỹ nói: “Chúng tôi liên lạc với các quốc gia toàn cầu để biểu thị sự lo ngại của chúng tôi đối với mối đe dọa mạng đến từ các thiết bị hạ tầng. Khi họ đang dự định triển khai mạng 5G, chúng tôi nhắc nhở họ về nỗi lo ngại của chúng tôi. Mạng 5G rất phức tạp khiến nó càng dễ bị tấn công mạng”.
Trong 1 năm qua, các bộ, ngành quan trọng của Mỹ bao gồm Hội đồng An ninh quốc gia, Bộ Thương mại, Bộ Quốc phòng và chính phủ đã cùng nhau soạn thảo một bản báo cáo trong đó nêu rõ nguyên nhân họ coi thiết bị thông tin của Trung Quốc gây nên mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Một quan chức chính phủ nói: mục tiêu trọng điểm là Huawei, nhưng cũng bao gồm cả ZTE.
Phía Mỹ đã gửi bản báo cáo phân tích này tới các quan chức ngành an ninh quốc gia và đại sứ quán Trung Quốc ở nhiều nước với mục đích để họ thông báo những thông tin này tới các quan chức chính phủ các nước và những người lãnh đạo các công ty thông tin ở các nước đó. Một người phát ngôn Bộ Thương mại đã ra tuyên bố: cần cảnh giác với bất cứ mối đe dọa nào đối với an ninh quốc gia của Mỹ.
Theo The Wall Strett Journal, Mỹ đã thông báo cho các quan chức chính phủ Đức hãy cảnh giác với Huawei. Tuy nhiên, Văn phòng an toàn thông tin và mạng của nước này đã từ chối bình luận.
Vào đầu tháng11, Huawei đã mở một văn phòng thực nghiệm an toàn thông tin tại Bonn để giúp kiểm tra các mã nguồn nhằm giúp Huawei giành được sự tín nhiệm của cơ quan quản lý giám sát trước khi Đức tiến hành bán các băng tần 5G. Mấy hôm trước, đã lan truyền thông tin nói chính phủ Đức xem xét loại bỏ Huawei ra khỏi kế hoạch xây dựng mạng 5G của nước này.
Quan chức Mỹ cũng giới thiệu cho các quan chức chính phủ Nhật về tình hình của Huawei. Một quan chức chính phủ Nhật nói: “Chúng tôi và Mỹ chia sẻ vứi nhau nhiều thông tin”, nhưng từ chối tiết lộ chi tiết cụ thể. Hồi tháng 8.2018, quan chức Nhật đã từng cho biết, họ đang nghiên cứu xem xét việc hạn chế Huawei.
Trên thực tế, ý đồ ngăn chặn Huawei ở nước ngoài của Mỹ không phải là không thành công. “The Wall Strett Journal” hôm 22.11 nói, Huawei được nhiều hang vận hành mạng hoan nghênh, kể cả các đối tác thân thiết hợp tác quân sự chặt chẽ với Trung Quốc. Một số hãng kinh doanh chủ yếu của những quốc gia này nói, sản phẩm do Huawei cung cấp nhiều nhất, dịch vụ hậu mãi tốt, lại còn được đánh giá chất lượng ổn, giá rẻ.
Ở Italy, quan chức Mỹ đã gặp các nhà lãnh đạo một mạng thông tin chủ yếu, giới thiệu với đối tác nguy cơ khi sử dụng các thiết bị của Huawei và ZTE. Một thành viên Hội đồng quản trị công ty này nói, họ ý thức được mối nguy hiểm này, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng Huawei. “Chúng ta không thể coi thường Huawei vì họ là hãng cung cấp thiết bị thông tin hàng đầu thế giới. Đây quả là một quyết định rất gian nan” – ông nói.
Ông Neil McRae, nhà thiết kế chính của Tập đoàn vận hành kinh doanh mạng hàng đầu Anh quốc BT Group PLC nói: “Hiện chỉ có một nhà cung cấp mạng 5G thực sự, đó chính là Huawei; các công ty khác đều phải đuổi theo họ”.
Từ lâu nay, Huawei kiên quyết phủ nhận những ý kiến chỉ trích họ “lợi dụng giám sát thiết bị hoặc phá hoại các quốc gia khác”. Quan chức Huawei nói, thiết bị của họ cũng đều an toàn như các đối thủ cạnh tranh Nokia hay Ericsson.
Các nhà cung cấp mạng thông tin không dây và internet toàn cầu đang chuẩn bị mua sắm thiết bị mạng 5G thế hệ mới, vì thế hãng chế tạo thiết bị thông tin Huawei của Trung Quốc được chú ý đến. Một số quan chức Mỹ cho rằng, để khống chế được thế giới ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau bởi công nghệ số, việc Mỹ lãnh đạo các nước đồng minh chống Huawei đã trở thành một phần của cuộc chiến tranh lạnh mới.
Vào tháng 8 năm nay, chính phủ Australia lấy lý do an ninh quốc gia để cấm Huawei tham gia xây dựng mạng 5G. Đến tháng 10, chính phủ Anh cũng cho biết, họ đang rà soát kiểm tra sự hình thành thị trường thiết bị điện tín. Các nhà lãnh đạo cho rằng, hành động này là nhằm vào Huawei.
Ngoài ra, chính phủ Mỹ còn tiến hành một loạt hành động nhằm vào các hãng chế tạo thiết bị thông tin của Trung Quốc, trong đó có Huawei và ZTE. Ví dụ, Ủy ban Thông tin liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã áp dụng biện pháp hạn chế việc mua các thiết bị của các hãng Trung Quốc được chính phủ nước họ trợ cấp.
.The Wall Strett Journal viết, mặc dù mất đi nghiệp vụ ở Mỹ, Huawei vẫn chiếm địa vị chủ đạo trên thị trường thiết bị thông tin thế giới. Công ty nghiên cứu thị trường HIS Markit công bố số liệu cho thấy năm ngoái Huawei chiếm giữ 22% thị trường toàn cầu; Nokia chiếm 13%, Ericsson chiếm 11%, ZTE chiếm 10%.
Vào tháng 8 năm nay, sau khi Australia ban hành lệnh cấm cửa đối với Huawei, ông Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi hành động đó là “chướng ngại do con người đặt ra” và “cách làm mang tính kỳ thị”, đồng thời yêu cầu chính phủ Australia tạo ra điều kiện môi trường cạnh tranh lành mạnh.