"Mục tiêu xây dựng thương hiệu của Huawei là tập trung vào người tiêu dùng, để họ hiểu hơn về văn hóa, chất lượng và dịch vụ của Huawei, đưa thương hiệu Huawei trở thành một thương hiệu được người tiêu dùng tin tưởng, yêu mến", Jim Xu nói. |
"5 năm trước chúng tôi hầu như chưa có vị thế gì, nhưng nhờ tập trung vào các dịch vụ sau bán hàng nên chúng tôi đã đạt được nhiều thành công", ông Jim Xu cho biết.
Tại thị trường Việt Nam,
Xin ông chia sẻ về những định hướng xây dựng thương hiệu của Huawei trên toàn cầu cũng như tại thị trường Việt Nam?
Chiến lược mà Huawei đang thực hiện là "lan tỏa toàn cầu", trước hết là ở thị trường Châu Âu và thị trường Mỹ. Đây là những thị trường rất “khó tính”, đòi hỏi rất khắt khe về bảo hộ thương mại, về vấn đề sở hữu trí tuệ (IPR)… mà nếu Huawei thâm nhập và thành công thì sẽ lan tỏa ở những thị trường khác.
Ở một số quốc gia xung quanh, mọi người thường nghĩ sản phẩm của Trung Quốc kém chất lượng, kém an toàn và rẻ tiền. Chúng tôi đang làm thay đổi nhận thức của khách hàng về mảng kinh doanh CBG và về sản phẩm của Huawei, với những nền tảng sẵn sàng (như R&D, dịch vụ sau bán hàng) cộng với các hoạt động marketing, PR...
Xin nói thêm, Huawei trả rất nhiều chi phí cho IPR. Ví dụ, mỗi chipset của Qualcomm chúng tôi trả 5 USD/sản phẩm. Không nhiều công ty ở Trung Quốc có thể làm được điều này.
Với thị trường Việt Nam, chúng tôi vẫn tập trung vào các sản phẩm trung – cao cấp. Tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung xây dựng thương hiệu và tập trung tại các thành phố lớn (Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng...).
Tại thị trường Việt Nam, chúng tôi đã tăng trưởng gấp 7 lần trong năm 2015 và vẫn đang phát triển từng ngày. Thị phần của chúng tôi trong năm 2015 rất khiêm tốn, chỉ 1,5% và mục tiêu của 2016 là thị phần 5%.
Tại thị trường Việt Nam, Huawei sẽ tập trung vào phân khúc sản phẩm nào? Mục tiêu 5% thị phần có là rất thách thức?
Khi bắt đầu kinh doanh ở một quốc gia, điều quan trọng là bạn cần kiên nhẫn. Tuy đặt mục tiêu thị phần 5% trong năm nay, nhưng Huawei nghĩ đến người tiêu dùng và mục tiêu vì người tiêu dùng nhiều hơn. Chúng tôi muốn tập trung phục vụ khách hàng nhiều hơn nữa. Nếu một doanh nghiệp quá tập trung vào thị phần, thị trường và chiếm thị phần bằng mọi giá thì đó là một cách làm tiêu cực.
Chúng tôi muốn đi từng bước, chậm nhưng chắc, từng bước chinh phục người tiêu dùng. Hiện nay, Huawei đã đạt thị phần toàn cầu là 10%, thị trường đã nghĩ đến và tin tưởng thương hiệu Huawei.
Tuy nhiên, thị trường đang tràn ngập những sản phẩm cùng một phân khúc, với những tính năng tương tự nhau, thiết kế cũng không nhiều khác biệt... Vậy Huawei sẽ làm gì để thể hiện "dấu ấn" của mình?
Chúng tôi nghĩ rằng, từ điện thoại cơ bản (feature phone) đến điện thoại thông minh (smartphone) là một bước tiến vô cùng lớn. Trên thế giới có rất, rất nhiều smartphone và không có nhiều sự khác biệt ở phần cứng, mà chủ yếu nằm ở phần mềm.
Chiến lược sản phẩm của Huawei là tập trung vào 2 điểm: Thiết kế đẹp và (thời lượng sử dụng) Pin lâu. Trong tương lai gần, chúng tôi sẽ sản xuất những chiếc điện thoại có pin xài được khoảng 1 tuần.
Một điểm cũng rất quan trọng nữa ở smartphone là tính năng chụp ảnh. Về máy ảnh, kỳ vọng của Huawei là có một sản phẩm chụp ảnh tốt/ đẹp như một máy ảnh chuyên nghiệp. Vì thế, chúng tôi đã hợp tác với Leica để giới thiệu ra thị trường sản phẩm được đánh giá là hàng đầu toàn cầu hiện nay về công nghệ chụp ảnh (P9 và P9 Plus).
Về phần mềm, tôi cho rằng hiện nay hệ điều hành Android "có vấn đề", nền tảng Google khá nặng nề. Sau 1 năm sử dụng người dùng cảm nhận máy của mình chạy khá chậm. Vì thế, Huawei đang tập trung xử lý vấn đề này, bắt đầu từ sản phẩm P9, các bạn sẽ thấy máy chạy nhanh hơn, mượt hơn. Hy vọng đến cuối năm nay chúng tôi có thể hoàn tất xử lý được vấn đề này.
Bên cạnh đó, Huawei cũng tập trung giải quyết một số vấn đề về bảo mật cho điện thoại.
Ngoài ra, một điểm khác biệt lớn mà chúng tôi đang hướng đến là giải pháp kết nối giữa smartphone và smarthome, để tất cả dữ liệu giữa ngôi nhà và chiếc điện thoại của người dùng có thể "liên thông" và sử dụng được bất cứ khi nào họ cần.
Trở lại với vấn đề thâm nhập thị trường Việt Nam, Huawei muốn tập trung vào phân khúc tầm trung và thấp - nơi vẫn đang có nhu cầu cao nhưng nhiều đối thủ và tỷ suất lợi nhuận thấp, hay tấn công phân khúc cao cấp - nơi phải cạnh tranh với những đối thủ lớn đã có vị thế vững chắc?
Chúng tôi tập trung vào phân khúc sản phẩm tầm trung với mức giá từ 3-6 triệu đồng. Đó là nơi mà Huawei có thể cung cấp được những sản phẩm chất lượng tốt nhất với mức giá hợp lý, và mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những dịch vụ và công nghệ cao cấp. Trước mắt, lợi nhuận chưa phải là mối quan tâm chính của chúng tôi, mà thay vào đó chúng tôi mong muốn mang đến những dịch vụ tốt hơn cho người tiêu dùng Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!