Hướng đến hệ sinh thái Tài chính số hiện đại năm 2030

Hướng đến hệ sinh thái Tài chính số hiện đại năm 2030
Tạp chí Nhịp sống số - Trong bối cảnh các nguồn lực có hạn, ngành tài chính được xác định là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số hàng đầu. Trong khuôn khổ Vietnam DX Summit 2021, đây cũng là nội dung chính của phiên hội thảo chuyên sâu diễn ra chiều nay, 1/12.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch CLB đầu tư công nghệ số, Chủ tịch CLB Đầu tư tài chính Việt Nam cho biết: Nhận thức tầm quan trọng của việc thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính, lộ trình và cách thức thực hiện vấn đề này đã được đặt ra như một mục tiêu trọng tâm ở nhiều cấp độ

Ở cấp độ chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành các chương trình, kế hoạch hành động triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thiết lập hệ sinh thái tài chính số, trong đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa, cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh. Đến năm 2030, Bộ Tài chính đặt mục tiêu xây dựng xong hệ sinh thái tài chính số hiện đại với cơ chế kết nối, cơ chế chia sẻ thông minh, từ đó tạo ra những giá trị gia tăng để hướng tới một nền kinh tế số toàn diện.

Ở cấp độ doanh nghiệp, các tổ chức tài chính truyền thống cũng đang dần thay đổi để nhập cuộc đua đầy cạnh tranh. Fintech – Công nghệ tài chính, cụm từ mới có gần đây nhưng đang vô cùng nóng hổi trên các diễn đàn, Số lượng startup trong lĩnh vực này tại Việt Nam đã tăng hơn 207% trong giai đoạn 2016-2020, từ 40 công ty năm 2016 lên 123 công ty vào năm 2020.

Theo Nikkei, Việt Nam thuộc nhóm thị trường fintech cạnh tranh nhất châu Á, với nhiều cái tên nội địa lớn như MoMo, Payoo, Moca, Zalo Pay và ViettelPay… (với hơn 4 triệu người tiêu dùng, toàn hệ thống xử lý lên tới 214,6 triệu món giao dịch với số tiền trên 91.000 tỷ đồng).

Cũng theo ông Thắng, ở cấp độ người tiêu dùng cá nhân, thói quen thanh toán và giao dịch hoàn toàn phi tiền mặt đang ngày càng đẩy mạnh, giúp tiết kiệm nhiều chi phí, công sức đồng thời có độ chính xác và tính bảo mật cao. Khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt tại Việt Nam là 4,9%, thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực. 

Bên cạnh đó, còn có làn sóng đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam và khu vực trong thời gian qua vào lĩnh vực Fintech. Theo báo cáo FinTech ở ASEAN năm 2021, các công ty FinTech có trụ sở tại Việt Nam đã gọi được vốn đầu tư trị giá hơn 388 triệu USD, đứng thứ 3 trong khu vực.

Đây là những con số vô cùng ấn tượng, cho thấy tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp truyền thống trong lĩnh vực tự phát triển các công nghệ mới để bắt kịp xu hướng, gia nhập cuộc đua.

Mời độc giả và quý vị quan tâm đến chủ đề này theo dõi trực tuyến toàn phiên Hội thảo. 

Có thể bạn quan tâm

Báo cáo mới nhất từ IDC cho thấy Honor và Huawei đã chiếm vị trí đầu tiên về thị phần tại quê nhà Trung Quốc trong quý 1/2024, trong khi Apple rơi xuống vị trí thứ 4, sau cả Oppo.