IBM tiếp tục đứng đầu số lượng bằng sáng chế năm 2019

IBM tiếp tục đứng đầu số lượng bằng sáng chế năm 2019
Tạp chí Nhịp sống số - Ngày 21/1, Các nhà sáng chế của IBM đã vinh dự nhận được tổng cộng 9.262 bằng sáng chế tại Hoà Kỳ trong năm 2019, lập kỳ tích số lượng bằng sáng chế được công nhận nhiều nhất trong lịch sử của IBM, và cũng ghi dấu năm thứ 27 liên tiếp IBM đứng đầu danh sách này.

Các bằng sáng chế mà IBM nhận được trải rộng trong các lĩnh vực chủ chốt của ngành CNTT hiện tại bao gồm Trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, Điện toán đám mây, Điện toán lượng tử và Bảo mật. Công ty đã được trao hơn 1.800 bằng sáng chế AI, bao gồm phương pháp dạy các hệ thống AI cách hiểu và suy luận các sắc thái và hàm ý đằng sau một số văn bản hoặc cụm từ bằng cách phân tích các nội dung liên quan.

Ông Tan Jee Toon, Tổng Giám đốc, IBM Việt Nam cho biết: “Tốc độ đổi mới tiếp tục tăng tốc và đạt đến mức chưa từng thấy, đặc biệt là trong các Phòng nghiên cứu của IBM. Các tiến bộ công nghệ AI, điện toán đám mây hay điện toán lượng tử sẽ đều sẽ góp phần giải quyết những thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp và xã hội. Các doanh nghiệp trên toàn thế giới và trong hầu hết các ngành công nghiệp đều có thể hưởng lợi từ các ứng dụng quan trọng và công nghệ hàng đầu của IBM cho công cuộc đổi mới bền vững.”

Kể từ năm 1920 cho tới nay, Tập đoàn IBM đã nhận được hơn 140 ngàn bằng sáng chế tại Hoa Kỳ, Trong năm nay, hơn 8.500 nhà phát minh, trải dài tại 45 tiểu bang của Hoa Kỳ và hơn 54 quốc gia nơi IBM đang hoạt động đã mang về những bằng sáng chế quý giá cho tập đoàn. IBM khu vực Đông Nam Á (bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Phillipines và Việt Nam) có 35 bằng sáng chế được đăng ký trong năm 2019. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày 13/4, tại Nhà hát Quân Đội (Hà Nội) đã diễn ra Lễ công bố và trao giải Sao Khuê 2024 với sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp có tiếng trong nước. Phần mềm Kho lưu trữ tài liệu điện tử EcoECM đã xuất sắc vượt qua nhiều sản phẩm của các tập đoàn lớn để giành được Giải thưởng Sao Khuê 2024 thuộc lĩnh vực Văn phòng số