Intel đang bị bỏ lại phía sau như thế nào? (Kỳ II)

Intel đang bị bỏ lại phía sau như thế nào? (Kỳ II)
Tạp chí Nhịp sống số - Intel không chỉ có 1 mà là 2 cơ hội trở thành ông lớn trên thị trường bộ vi xử lý thiết bị di động. Cơ hội đầu tiên chính là Apple với iPhone, đã bị bỏ lỡ. Cơ hội thứ 2 là quyền sở hữu Xscale – một hãng sản xuất chip ARM mà chính Intel đã bán đi với giá 600 triệu USD năm 2006.

 Intel, vi xử lý, chip ARM, vi xử lí Intel Core M, Câu chuyện thương trường,

Nhưng bộ vi xử lý Atom đã không lấy được nhiều sự chú ý của giới công nghệ mặc cho Intel đã rất nỗ lực cải thiện năng lực tiết kiệm điện năng của Atom. Và đồng thời, những nhà sản xuất chip ARM đã kịp trở thành những chuyên gia trong việc cho ra đời những thế hệ chip tiêu thụ điện năng ít. Và ở thời điểm đó, ARM đã kịp dành lấy một thị phần vô cùng lớn. Và chính việc thị phần lớn này đã cho họ những thế  mạnh vô song: nhiều kỹ sư nghiên cứu hơn, phần mềm tối ưu hơn hợp lại để có được một cấu trúc hạ tầng số 1.

Trở lại với thuyết Siêu đổi mới

Trở lại với thuyết Siêu đổi mới, ở một mức độ nào đó, có thể nói Intel chỉ là không may mắn và chọn sai con đường. Vì đáng ra họ có thể đầu tư vào hợp đồng với iPhone của Apple và đánh cược vào chip nền tảng ARM thay vì chọn đầu tư phát triển Atom. Nhưng họ đã không chọn Apple.

Nhưng ở mức độ sâu xa hơn, theo thuyết Siêu đổi mới thì sự lựa chọn của Intel là điều hoàn toàn có thể giải thích được. Vấn đề cơ bản ở đây là Intel đã không nhìn nhận lợi nhuận thị trường chip cho thiết bị di động  lớn đến như vậy.

Nhân viên của Intel vốn đã là những chuyên gia nghiên cứu, bán hàng và Intel đã nhiều năm gây dựng một mô hình kinh doanh bền vững xoay quanh Chipset cho máy tính Windows. Cho đến thời điểm đó, mô hình kinh doanh này vẫn sinh lời đều đặn nhờ việc thu về cả trăm USD trên mỗi con chip cao cấp, và Intel còn có thể tính được doanh thu và lợi nhuận cụ thể trên từng giao dịch.

Tuy nhiên chip cho điện thoại di động thì hoàn toàn khác. Trong nhiều trường hợp, giá thành của cả một chiếc điện thoại không bằng giá một con chip máy tính mà Intel đang bán. Quả thực là với nhiều nhà sản xuất chip di động ARM, lợi nhuận cực mỏng. Và thực tế đó chính là thách thức đối với Intel khi có thể kiếm lời từ chip ARM.

Dù sao thì Intel cũng đã kiếm đủ nhờ việc bán chip cao cấp cho máy tính, và chẳng có lý do nào để Intel phải chiến đấu ở mảng chip ARM vốn chẳng kiếm được nhiều. Và tính toán đó rất tiếc đã sai lầm ở chỗ thị trường máy điện thoại di động lớn hơn rất nhiều lần so với thị trường máy tính. Các nhà sản xuất chip điện thoại di động có thể kiếm lời ít hơn trên 1 con chip, nhưng về kích cỡ thị trường thì đã tăng lên đến nhiều tỷ đơn vị chip hàng năm. Vì thế dù lãi mỏng trên 1 con chip thì nếu nhân lên với nhiều tỷ, thì giá trị của cơ hội kinh doanh này cũng vô cùng lớn.

Trong khi đó Intel đã phải lo lắng khi dồn sức vào chipset di động sẽ không hiệu quả bằng làm chip cho máy tính. Điều gì xảy ra nếu Intel dừng đầu tư vào chip máy tính, các công ty máy tính không mua chip cao cấp nữa mà thay vì đó, chỉ mua chip giá rẻ cho máy tính thôi? Theo tính toán, nguy cơ đó có thể phá đáy chỉ số lợi nhuận của Intel nhiều hơn là doanh thu từ chip di động có thể mang về.

Cho đến giờ này, lãnh đạo của Intel cũng nhận ra rằng họ đã tính sai. Họ đã tụt lại quá xa so với những kẻ đã tập trung làm chip ARM. Và vì chip di động ngày càng rẻ, nên sẽ có nhiều nhà sản xuất máy tính giá rẻ sẽ chuyển qua dùng chip di động thay vì chip máy tính của Intel vốn vừa đắt vừa tốn điện.

Những "tấm gương" cảnh tỉnh

 Intel, vi xử lý, chip ARM, vi xử lí Intel Core M, Câu chuyện thương trường,

Andy Grove - đồng sáng lập Intel

Intel giờ đây đang ở trong hoàn cảnh mà chính họ đã đẩy người khác vào cách đây 3 thập kỷ - khi mà kỷ nguyên máy tính bắt đầu. Quay trở lại những năm 80, DEC đang dẫn đầu cộng đồng những nhà sản xuất “Minicomputer” vốn đang lớn mạnh. Lúc đó, Minicomputer to bằng cỡ chiếc máy giặt, và được gọi là Mini khi nó được so với máy tính thật – to bằng cỡ phòng ngủ. Những chiếc máy tính thật có giá thành vài chục ngàn USD.

Chip Intel khi đó là dành cho các Minicomputer này, còn những nhà lớn như DEC thì chỉ coi những chiếc Minicomputer này là đồ chơi thôi. Và DEC đã hành xử đúng như Intel, khi coi trọng lợi nhuận mang lại từ máy tính thật (giá bán lúc đó là 50.000USD) so với lợi nhuận bèo bọt của Minicomputer giá bán chỉ 2.000USD. Và DEC chẳng bao giờ nghĩ là số lượng của Minicomputer đủ lớn để bù chi phí nghiên cứu sản xuất.

Tất nhiên những tính toán đó là hoàn toàn sai lầm. Thị trường máy tính sau đó đã bùng nổ, và thị trường máy Minicomputer đã lớn hơn nhiều lần so với thị trường máy tính thật (cũng giống như câu chuyện bây giờ giữa di động và máy tính). Và đã quá muộn để thay đổi mọi thứ, DEC đã biến mất khỏi nên công nghiệp này vào những năm 1990.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn hàng đầu về quản lý năng lượng, Schneider Electric đã phát triển nhiều dòng APC UPS tân tiến trong 4 thập kỷ, giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ trung tâm dữ liệu giảm thiểu dấu chân carbron, hướng đến phát triển bền vững.