"Sau khi thực hiện cuộc điều tra toàn diện về vi kiến trúc và khả năng vi mã (microcode) của những sản phẩm này, Intel quyết định sẽ không tung ra các bản cập nhật vi mã cho chúng", Intel cho hay. "Dựa vào đầu vào khách hàng, hầu hết những sản phẩm này đều được thực hiện trong "hệ thống kín", và vì thế, khả năng chúng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng này là rất thấp".
Do bản chất của lỗ hổng Spectre, các bản vá cho nó sẽ cần phải được cung cấp dưới dạng bản cập nhật BIOS hoặc hệ điều hành, và nếu Microsoft và các nhà sản xuất bo mạch chủ khác không phân phối chúng thì việc phát triển các bản vá thực sự không có nhiều ý nghĩa.
"Tuy nhiên, lý do chính dẫn đến việc Intel không tung ra bản cập nhật cho các hệ thống này có vẻ lại liên quan đến việc hoặc Microsoft hoặc các nhà sản xuất bo mạch chủ sẽ không cập nhật cho các hệ thống đã được bán ra từ cách đây hơn 1 thập kỉ", trang Tom's Hardware đưa tin.
Intel cho hay, những vi xử lý này đã quá cũ, dù rằng có ngoại lệ là dòng Intel Atom SoFIA mới chỉ được tung ra hồi 2015, nhưng nó không được sử dụng quá nhiều trong các môi trường cần bảo mật cao. Spectre là lỗ hổng bảo mật rất nghiêm trọng, nhưng những người dùng thông thường không cần phải quá quan tâm đến nó.
"Chúng tôi hiện đã hoàn thành việc tung ra các bản cập nhật vi mã cho những sản phẩm vi xử lý Intel được ra mắt hơn 9 năm đổ lại. Những vi xử lý này cần được bảo vệ để chống lại các lỗ hổng mà Google Project Zero đã phát hiện ra", đại diện của Intel cho hay. "Tuy nhiên, chúng tôi không cập nhật vi mã cho một số nền tảng đã quá cũ vì nhiều lý do, bao gồm giới hạn hỗ trợ hệ sinh thái và phản hồi khách hàng".
Nói chung, nếu bạn tình cờ sở hữu một máy tính có vi xử lý nằm trong danh sách kể trên, tỷ lệ bạn bị dính mã độc từ việc tải-những-file-không-nên-tải có lẽ còn cao hơn nhiều so với việc bạn trở thành nạn nhân của một lỗ hổng có tính phức tạp rất cao như Spectre.