Kiểm thử thủ công và tự động - Giải pháp nào tối ưu cho Doanh nghiệp

Kiểm thử thủ công và tự động - Giải pháp nào tối ưu cho Doanh nghiệp
Tạp chí Nhịp sống số - Theo báo cáo của MarketsandMarkets, quy mô thị trường kiểm thử tự động sẽ tăng từ 12,6 tỷ đô trong năm 2019 lên 28,8 tỷ đô trong năm 2020, với tỉ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm là 18%. Với sự phát triển của kiểm thử tự động, liệu rằng kiểm thử thủ công có còn được coi trọng? Phương pháp nào mới

Kiểm thử tự động – xu hướng lớn của ngành IT

Trong những năm gần đây, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng kiểm thử tự động (automation test) trong quá trình phát triển phần mềm. Theo số liệu báo cáo của Practitests, 78% các công ty được khảo sát sử dụng kiểm thử tự động cho kiểm thử chức năng hay kiểm thử hồi quy. Ngoài ra, chỉ có 11% các doanh nghiệp không sử dụng kiểm thử tự động.

Bên cạnh đó, thống kê từ trang Tricentis cho thấy các tổ chức ứng dụng hơn 50% kiểm thử tự động đã nhận thấy nhiều lợi ích, gồm chu kỳ kiểm thử nhanh hơn 88%, phạm vi kiểm thử tăng 71% và khả năng sửa lỗi sớm hơn 68%.

Kiểm thử tự động
Kiểm thử tự động

Có thể thấy kiểm thử tự động đang dần chứng minh vai trò của mình trong doanh nghiệp. Vậy còn kiểm thử thủ công, phương thức truyền thống liệu có tiếp tục được sử dụng hay sẽ bị bỏ quên? 

Khám phá bản chất của kiểm thử thủ công

Kiểm thử thủ công (manual test) là phương pháp truyền thống mà trong đó kiểm thử viên trực tiếp làm mọi công việc từ viết các tình huống kiểm thử (test case), thực hiện test đến báo cáo kết quả. Ưu điểm của cách thức này là dễ dàng thực hiện vì không cần tạo các mã lệnh (script) phức tạp hay phải hiểu sâu về lập trình và công cụ tự động, nhanh chóng nhận được kết quả ở lần test đầu tiên. Tuy nhiên, hạn chế của nó chính là việc tiềm tàng rủi ro sai sót, tốn nhiều thời gian và không thể ghi lại hay tái sử dụng quá trình tiến hành.


Kiểm thử thủ công

Kiểm thử thủ công thường được sử dụng trong các dự án mà quan sát và tư duy con người là yếu tố quan trọng như việc kiểm thử khả năng sử dụng, kiểm thử thăm dò, kiểm thử ad-hoc (kiểm thử bất quy tắc), hoặc khi chức năng ứng dụng chưa hoàn thiện. Đặc biệt, các yếu tố quan trọng như giao diện và trải nghiệm người dùng không thể thực hiện bằng kiểm thử tự động mà bắt buộc phải sử dụng kiểm thử thủ công.

Kiểm thử tự động có gì khác biệt?

Đối với kiểm thử tự động, việc kiểm thử được thực hiện bằng các công cụ, phần mềm với rất ít sự can thiệp của con người. Phương pháp này tiết kiệm thời gian hơn, đáng tin cậy hơn, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra lỗi cũng như có thể ghi lại và tái sử dụng quá trình kiểm thử. Nhược điểm của kiểm thử tự động chính là chi phí ban đầu của phương pháp này khá cao, và mặc dù các công cụ tự động rất thuận tiện nhưng cũng không thể thay thế hoàn toàn con người.

Kiểm thử tự động sẽ phù hợp với các dự án yêu cầu thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại, hoặc triển khai số lượng test case lớn trong khoảng thời gian ngắn. Phương pháp này gần như là lựa chọn duy nhất cho việc kiểm thử hồi quy, kiểm thử hiệu suất (performance) và kiểm thử tải (load/stress).

Đi tìm hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp

Như đã phân tích, mỗi loại hình kiểm thử đều có những ưu, nhược điểm riêng và tối ưu cho những trường hợp khác nhau. Trong khi kiểm thử thủ công đóng vai trò quan trọng trong các dự án yêu cầu sự đánh giá từ con người, kiểm thử tự động lại phát huy thế mạnh ở các dự án khối lượng kiểm thử lớn và lặp lại. Bởi vậy, có lẽ tối ưu nhất là kết hợp hai phương án kiểm thử và linh hoạt sử dụng để đảm bảo kết quả đầu ra cho một sản phẩm, hệ thống thông suốt, chặt chẽ nhất.


Kiểm thử thủ công hay tự động đều có những thế mạnh riêng

Phần khó khăn còn lại nằm ở chỗ linh hoạt sử dụng thế nào cho phù hợp và hiệu quả. Nếu doanh nghiệp của bạn không có chuyên gia thông thạo cả hai phương thức kiểm thử thì thuê tư vấn là lựa chọn sáng suốt. Những chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín chắc chắn sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và hạn chế rủi ro cho dự án. Tại Việt Nam, ở khu vực miền Bắc, có lẽ CO-WELL Asia là cái tên sáng giá trong lĩnh vực kiểm thử cả tự động và thủ công. Trở thành đối tác Bạch Kim của ISTQB (Tổ chức quốc tế cung cấp chứng chỉ về chất lượng kiểm thử) và được trao giải Sao Khuê 2020 với Dịch vụ Kiểm thử phần mềm là những thành tựu giúp CO-WELL Asia khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực này. Hy vọng rằng với kinh nghiệm của mình, CO-WELL Asia sẽ góp phần giải quyết các nhu cầu về kiểm thử, cũng như xây dựng một nền tảng IT vững chắc cho doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm