Lần đầu tiên in và cấy ghép thành công đĩa đệm cột sống 3D tại Úc

Lần đầu tiên in và cấy ghép thành công đĩa đệm cột sống 3D tại Úc
Tạp chí Nhịp sống số - Mới đây, Giáo sư Milan Brandt thuộc Đại học RMIT (Melbourne) vừa được trao danh hiệu Centenary Hero (Người hùng thế kỷ) nhờ ảnh hưởng của công trình nghiên cứu mà ông đã thực hiện.

Cụ thể, Tổ chức nghề nghiệp danh tiếng - Hiệp hội Kỹ sư Úc trao danh hiệu Centenary Hero (Người hùng thế kỷ) cho Giáo sư Milan Brandt - Giám đốc Kỹ thuật của Trung tâm Chế tác công nghệ cao thuộc Đại học RMIT (Melbourne). Giải thưởng được trao nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hiệp hội Kỹ sư Úc và dành cho những kỹ sư “đột phá giới hạn, chỉ ra những điểm chưa ổn, và nghĩ ra những sáng kiến đổi mới mà 100 năm trước không ai có thể hình dung tới”.

Giáo sư Brandt là chủ nhiệm công trình nghiên cứu mô cấy ghép cột sống in 3D được thực hiện lần đầu tiên tại Úc. Mô cấy ghép này đã được cấy ghép thành công cho bệnh nhân Amanda Gorvin vào năm 2015.

Đây là bệnh nhân ra đời với một khiếm khuyết hiếm gặp ở cột sống khiến một đốt sống không thể hình thành đầy đủ. Cô Gorvin cho biết chất lượng cuộc sống của cô bị "kéo xuống 0 trên thang điểm 10”, còn các cơn đau của cô thì có chỉ số “11 trên 10”.

in 3D, y tế thông minh, Thiết bị cấy ghép, RMIT, ĐH RMIT, đĩa đệm cột sống, cấy ghép mô,

Cô Amanda Gorvin - người đã có một "cuộc đời mới" nhờ được cấy ghép mô vào cột sống

Những mô cấy ghép có mặt trên thị trường thì không khớp với khoảng hở đặc biệt trên cột sống của cô nên cũng không phù hợp để phẫu thuật. Chính vì vậy các nghiên cứu viên của Đại học RMIT, đơn vị chuyên sản xuất mô cấy ghép y tế Anatomics và nhà giải phẫu thần kinh Tiến sĩ Marc Coughlan đã làm việc cùng nhau để in và cấy ghép mô cấy dành riêng cho cô.

Dự án được thực hiện trong khoảng thời gian eo hẹp – chỉ sáu tuần kể từ khâu thiết kế đến sản xuất và cấy ghép. Giáo sư Brandt chia sẻ rằng thiết kế một cấu trúc không theo khuôn mẫu, có thể hỗ trợ toàn bộ trọng lượng cơ thể người, là một việc làm đầy thách thức.

in 3D, y tế thông minh, Thiết bị cấy ghép, RMIT, ĐH RMIT, đĩa đệm cột sống, cấy ghép mô,

Nhưng nhóm đã dùng công cụ phần mềm do trường thiết lập nên và máy in laser 3D để tạo từng lớp từng lớp mô cấy ghép, từ bột kim loại titanium, để cuối cùng tạo ra được một lồng lưới mắt cáo bằng titanium có thể hỗ trợ toàn bộ trọng lượng cơ thể người.

Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công và chỉ sau vài ngày nghỉ dưỡng, cô Gorvin đã có thể đi lại. Vài tuần sau đó, cơn đau hoàn toàn biến mất.

Từ sau ngày phẫu thuật thành công đến nay, cô Gorvin đã có cuộc sống bình thường, thậm chí làm mẹ. " Việc các bác sĩ phẫu thuật và kỹ sư làm việc cùng nhau tạo ra mẫu ghép hoàn hảo đến từng mi-li-mét để đưa vào cột sống của tôi quả thực là điều đáng kinh ngạc”, cô nói/

Giáo sư Brandt cho biết: “Đây là lầu đâu tiên mô cấy ghép như vậy được in ngay tại Úc và được cấy ghép cho bệnh nhân. Công trình nghiên cứu về kỹ thuật in 3D mà chúng tôi tiến hành trong nhiều năm qua đã có thể ứng dụng vào thực tế”.

Thành công của dự án đã mở ra hướng mới cho Giáo sư Brandt và nhóm của ông: thiết kế mô cấy ghép thế hệ mới cho bệnh nhân ung thư xương.

Lần này, nhóm đã hợp tác cùng Stryker (một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới về công nghệ y tế), Đại học Công nghệ Sydney, Trung tâm hợp tác nghiên cứu Chế tác Đổi mới sáng tạo và Bệnh viện St Vincent, trong in 3D xương thay thế có kích cỡ tùy chỉnh, để thay thế các phần xương mang khối u đã bị cắt bỏ, giúp bảo toàn chi cho bệnh nhân càng nhiều càng tốt.

Giáo sư Brandt cho biết hợp tác với doanh nghiệp trong ngành là trọng tâm tạo nên giá trị của Trung tâm Chế tác công nghệ cao mà ông phụ trách, đặc biệt trong các lĩnh vực thiết bị y sinh học, không gian vũ trụ, phòng thủ và khai khoáng.

Có thể bạn quan tâm