Theo đó, các nhà sáng lập tham gia vào Liên minh này cho rằng 5G giúp có thể triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Industries 4.0) nhanh hơn và nâng tầm cuộc cách mạng này lên một tầng cao mới. Công nghệ này cho phép một mức độ linh hoạt chưa từng có, tính cơ động và di động trong sản xuất công nghiệp. Có rất nhiều lợi thế của mạng 5G, bao gồm một công nghệ mạng không dây rất mạnh mẽ, phù hợp ngay cả đối với các ứng dụng công nghiệp quan trọng.
Liên minh 5G-ACIA đang tích cực đóng góp vào việc chuẩn hóa và xây dựng chính sách cho 5G. Đồng thời, tổ chức này xác định và phân tích các trường hợp sử dụng có thể và các yêu cầu liên quan từ góc độ các ngành công nghiệp.
Tiến sĩ Andreas Müller (Bosch), Chủ tịch 5G-ACIA cho biết: "5G sẽ trở thành hệ thống thần kinh trung ương của Nhà máy tương lai và sẽ có tác động đột phá đối với sản xuất công nghiệp. Lần đầu tiên, 5G-ACIA tập hợp tất cả những doanh nghiệp, tổ chức lớn trên toàn thế giới. Điều này cho phép chúng tôi làm việc theo cách phối hợp và nhằm mục tiêu đảm bảo rằng lợi ích của ngành được đảm bảo tương ứng, phù hợp“.
Sáng kiến này tập hợp các đại diện của các ngành công nghiệp tự động hóa và sản xuất truyền thống cũng như các tổ chức hàng đầu từ ngành ICT. 26 thành viên hiện tại của Liên minh bao gồm: Beckhoff, Bosch, Deutsche Telekom, Trung tâm Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo Đức (DFKI), Endress+Hauser, Ericsson, Festo, Fraunhofer Gesellschaft, Harting, Điều khiển và Tự động hóa Hirschmann, Huawei, Infineon, Viện Công nghệ Thông tin Công nghiệp (inIT), Viện Tự động hóa và Truyền thông (ifak), Intel, Mitsubishi, Nokia, NXP, Pepperl+Fuchs, Phoenix Contact, R3 - Truyền thông Vô tuyến Thời gian thực đáng tin cậy, Siemens, Trumpf, Vodafone, Weidmüller và Yokogawa.