Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn Kết nối ở châu Á: Thương mại, Vận chuyển,
Các chủ đề trình bày tại diễn đàn gồm: Logistics và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam; Logistics ngày nay và làm thế nào để chuẩn bị cho tương lai; Thách thức và đối phó với các xu thế lớn trong hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu hoá; Bảo hộ thương mại toàn cầu và ảnh hưởng với Việt Nam... |
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics đã và đang trở thành lĩnh vực mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với nhận định này, các chuyên gia cho rằng tiềm năng và cơ hội để ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics ở Việt Nam phát triển là rất lớn, đặc biệt khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực.
Cùng đó, nhu cầu về nhân sự trong ngành này sẽ rất cao trong thời gian tới. Cụ thể, theo Hiệp hội Các doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA), chỉ tính riêng nguồn nhân lực cho các công ty cung cấp dịch vụ Logistics (không bao gồm các công ty vận tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng thuần túy) từ nay tới năm 2030 sẽ cần đào tạo mới và bài bản 250.000 nhân sự. Nhiều vị trí khan hiếm nhân lực từ lãnh đạo - quản trị tới quản lý, giám sát và cả nhân viên chuyên nghiệp.
Và nếu tính thêm các công ty vận tải, và các công ty sử dụng dịch vụ Logistics thì trong vòng 15 năm tới, Việt Nam cần đào tạo 717.500 nhân sự Logistics các cấp.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy đây cũng là ngành đang có mức lương hấp dẫn cùng con đường thăng tiến rộng mở. Theo báo cáo lương 2016 của Jobstreet, một trong những mạng việc làm trực tuyến lớn nhất tại Châu Á, mức lương khởi điểm đối với ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics dao động từ 5 - 9 triệu/tháng. Mức lương tăng dần theo số kinh nghiệm, kỹ năng được tích luỹ. Với vị trí cấp cao và trưởng nhóm, mức lương trung bình tăng lên từ 15 - 23 triệu/tháng. Song, cũng không thiếu những công ty sẵn sàng trả cho vị trí này từ 80 - 100 triệu/tháng.
Giáo sư Mathews Nkhoma (Trưởng khoa Thương mại và Quản lý, Đại học RMIT Việt Nam) cho biết: “Nếu các em đang tìm kiếm một nghề nghiệp trong ngành công nghiệp năng động và phát triển nhanh chóng, thì Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics là một sự lựa chọn tuyệt vời! Các doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung đều có nhu cầu rất lớn trong việc “săn lùng” các chuyên gia trong lĩnh vực này.”
Thông tin từ các doanh nghiệp tham gia sự kiện cũng cho biết, các công ty trong ngành thường có xu hướng đào tạo nhân viên từ cấp độ thấp đến cấp độ cao, và họ coi trọng điều đó hơn là tuyển dụng từ bên ngoài vào. Như vậy, cơ hội thăng tiến được cho là rất "rộng mở" với những người trẻ cầu tiến, gắn bó với doanh nghiệp.
Theo đại diện RMIT Việt Nam, nhận thấy sự thiếu hụt cũng như tiềm năng phát triển của thị trường nhân lực Logistics, từ 2016, Đại học RMIT Việt Nam đã chính thức đưa vào giảng dạy chuyên ngành “Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics. Tốt nghiệp ngành này, nhân lực trẻ có thể làm trong nhiều mảng khác nhau như quản lý xuất/nhập khẩu, quản lý kho vận, chuyên viên phân tích Logistics hay giám đốc kinh doanh, giám đốc phân phối, quản lý vận hành,... Cùng đó, cơ hội nghề nghiệp của họ cũng khá đa dạng, từ các tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhỏ, tổ chức phi lợi nhuận cho đến các tổ chức chính phủ.