Trong bối cảnh cộng đồng và các doanh nghiệp tại Việt Nam đang dần hoạt động trở lại sau khi hết giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19,
Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt trong dài hạn, Mastercard sẽ tận dụng mạng lưới ngân hàng và doanh nghiệp, kiến thức chuyên sâu về an ninh mạng, công nghệ và giải pháp thanh toán, cũng như khối lượng lớn dữ liệu và thông tin thị trường đa đạng. Cùng lúc đó, CARE sẽ làm việc với Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp (WISE) cùng công ty công nghệ tài chính toàn diện Canal Circle và ngân hàng VP Bank để điều chỉnh các dịch vụ và sản phẩm tài chính sao cho phù hợp hơn với nhu cầu của các nữ doanh nhân.
Theo Chỉ số Nữ doanh nhân của Mastercard mới đây, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam. Việt Nam cũng đạt điểm số tương đối cao ở một số chỉ số như chỉ số bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, tiếp cận tài sản và kiến thức tài chính. Tuy nhiên, tỉ lệ “sợ thất bại” trong cộng đồng nữ doanh nhân Việt khá cao, cho thấy tình trạng dễ bị tổn thương tiềm ẩn có khả năng cản trở tiến bộ và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn do tình hình bất ổn gần đây.
Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, nhận định: “Thông qua hợp tác với CARE, Mastercard có thể thực hiện cam kết phát huy đầy đủ tiềm năng kinh tế của doanh nhân nữ tại Việt Nam, cũng như tạo ra một xã hội tài chính bao trùm trong kỷ nguyên số. Trong tương lai, Mastercard sẽ tiếp tục làm việc với các ngân hàng, doanh nghiệp, người tiêu dùng và các đối tác chính phủ ở Việt Nam để đảm bảo sự phục hồi mạnh mẽ”.
Sáng kiến trên là bước đi mới nhất trong mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Mastercard và CARE tại Việt Nam. Theo đó, 2 bên sẽ làm việc chặt chẽ với các ngân hàng và công ty công nghệ tài chính trong nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp do nữ làm chủ với mục tiêu là hỗ trợ 1 triệu phụ nữ trên toàn quốc. Mastercard đã đưa ra cam kết toàn cầu về thúc đẩy tài chính toàn diện, cam kết giúp 1 tỉ người và 50 triệu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận nền kinh tế số vào năm 2025.