Microchip ra mắt vi xử lý PIC64HX hiệu suất cao, hỗ trợ bảo mật hậu lượng tử

Tạp chí Nhịp sống số - Vi xử lý PIC64HX là một giải pháp mạnh mẽ và linh hoạt dành cho các ứng dụng biên mạng thông minh, đáp ứng các yêu cầu về độ trễ thấp, bảo mật, độ tin cậy và tuân thủ các tiêu chuẩn ngành.

Theo Microchip, vi xử lý PIC64HX dựa trên kiến trúc RISC-V hỗ trợ các ứng dụng biên mạng thông minh, trọng yếu với khả năng chuyển mạch TSN Ethernet và AI. 

Thị trường điện toán biên mạng toàn cầu được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng lên tới hơn 30% trong vòng 5 năm tới, hỗ trợ các ứng dụng quan trọng trong ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng, quân sự, công nghiệp và y tế. Trong bối cảnh đó, việc ra mắt dòng vi xử lý PIC64HX sẽ đáp ứng nhu cầu về các giải pháp nhúng tin cậy dành cho các hệ thống quan trọng hỗn hợp. 

Microchip ra mắt vi xử lý PIC64HX hiệu suất cao, hỗ trợ bảo mật hậu lượng tử
 Vi xử lý PIC64HX được phát triển để đáp ứng các nhu cầu riêng của thiết kế biên mạng thông minh, phục vụ cho nhiều ngành như hàng không vũ trụ, quốc phòng, quân sự, công nghiệp và y tế... 

Theo đó, PIC64HX là vi xử lý RISC-V 64-bit đa lõi, hiệu suất cao có khả năng xử lý Trí tuệ nhân tạo và Học máy (AI/ML) tiên tiến và được thiết kế kết nối Ethernet theo giao thức TSN (Time-Sensitive Networking - Mạng nhạy cảm với thời gian) tích hợp và bảo mật ở cấp độ quốc phòng, hỗ trợ bảo mật hậu lượng tử. 

Vi xử lý PIC64HX được thiết kế đặc biệt để tăng cường khả năng chịu lỗi, phục hồi, mở rộng và hiệu quả năng lượng toàn diện.

Ông Maher Fahmi - Phó chủ tịch phụ trách bộ phận kinh doanh giải pháp truyền thông của Microchip - cho biết: "Vi xử lý PIC64HX thực sự đột phá về số lượng các tính năng tiên tiến mà chúng tôi có thể cung cấp trên một giải pháp duy nhất. Việc tích hợp chuyển mạch TSN Ethernet vào MPU giúp các nhà phát triển kết hợp kết nối mạng và tính toán dựa trên tiêu chuẩn để đơn giản hóa thiết kế, hạ thấp chi phí hệ thống và đẩy nhanh tốc độ đưa sản phẩm, giải pháp ra thị trường."

Bộ chuyển mạch Ethernet tích hợp bao gồm bộ tính năng TSN hỗ trợ các tiêu chuẩn mới quan trọng như: IEEE P802.1DP TSN cho Truyền thông Ethernet trên bo mạch hàng không vũ trụ, Cấu hình TSN IEEE P802.1DG cho Truyền thông Ethernet trên xe ô tô và Cấu hình TSN IEEE / IEC 60802 cho Tự động hóa Công nghiệp.

Tám lõi CPU RISC-V 64 bit — SiFive Intelligence X280 — với các phần mở rộng vector hỗ trợ điện toán hiệu năng cao cho các hệ thống hỗn hợp, ảo hóa và xử lý vectơ quan trọng để tăng tốc độ ứng dụng AI. MPU PIC64HX cho phép các nhà phát triển hệ thống triển khai các lõi theo nhiều cách khác nhau để cho phép các hoạt động khóa SMP, AMP hoặc lõi kép. Giải pháp còn hỗ trợ kiến trúc phần cứng WorldGuard để hỗ trợ khả năng cách ly và phân vùng dựa trên phần cứng.

Theo Microchip, vi xử lý PIC64HX là một trong những sản phẩm đầu tiên trên thị trường hỗ trợ bảo mật cấp độ quốc phòng toàn diện, bao gồm các thuật toán mật mã hậu lượng tử FIPS 203 (ML-KEM) và FIPS 204 (ML-DSA) được tiêu chuẩn hóa gần đây của NIST. 

Cùng đó, vi xử lý PIC64HX được hỗ trợ bởi một gói toàn diện các công cụ, thư viện, trình điều khiển và firmware khởi động. Nhiều hệ điều hành mã nguồn mở, thương mại và thời gian thực được hỗ trợ bao gồm Linux và RTEMS, cùng với các phần mềm ảo hóa (hypervisor) như Xen. 

Để góp phần rút ngắn chu kỳ phát triển và đẩy nhanh tốc độ đưa sản phẩm, giải pháp ra thị trường, Microchip cung cấp bộ kit dùng thử vi xử lý PIC64HX Curiosity Ultra + và đang hợp tác với các đối tác giải pháp máy tính trên một bo mạch.

Các mẫu PIC64HX MPU sẽ sẵn sàng dành cho các đối tác tiếp cận sớm của Microchip vào năm 2025. 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Trong Bảng xếp hạng 100 Thương hiệu Giá trị nhất Việt Nam 2024 do Brand Finance công bố, Viettel duy trì vị thế 9 năm liên tiếp là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, đồng thời là doanh nghiệp được công chúng đánh giá cao nhất về phát triển bền vững