Microchip Technology ra mắt hai dòng vi điều khiển mới PIC và AVR

Microchip Technology ra mắt hai dòng vi điều khiển mới PIC và AVR
Tạp chí Nhịp sống số - Microchip Technology vừa ra mắt hai dòng vi điều khiển mới PIC và AVR với Lõi ngoại vi độc lập (CIP) và Analog Thông minh (IA), được thiết kế hướng tới sự đổi mới của khách hàng.

Với sự ra mắt lần này, vai trò của vi điều khiển 8-bit (MCU) tiếp tục được mở rộng bất kể mục đích sử dụng trong phát triển lập trình nhúng, hay cho bộ điều khiển chính của một ứng dụng được kết nối hoặc như một thành phần đính kèm để giảm tải cho một hệ thống lớn hơn. 

Microchip, Microchip Technology, vi điều khiển, PIC16F18446

Theo đại diện Microchip, dòng vi điều khiển mới PIC16F18446 là bộ phận lý tưởng trong các thiết kế cảm biến. Được thiết kế linh hoạt, PIC16F18446 và bộ chuyển đổi Analog-to-Digital tích hợp (Analog-to-Digital Converter with Computation ADC2) có giải điện áp từ 1,8V đến 5V, cung cấp khả năng tương thích với phần lớn với đầu ra các bộ cảm biến analog và cảm biến số. Trong đó, ADC2 12-bit tự động lọc dữ liệu, cung cấp số đo cảm biến analog chính xác hơn và kết quả dữ liệu có chất lượng cao hơn cho người dùng cuối.

Đáng chú ý, vì ADC2 chỉ giao tiếp với lõi vi điều khiển khi cần (thay vì theo chu kỳ nhất định) nên điện năng tiêu thụ của hệ thống được giảm xuống, khiến bộ  MCU này trở nên lý tưởng cho các ứng dụng chạy bằng pin. Khả năng tiết kiệm năng lượng này cũng cho phép các thiết kế cảm biến hoạt động với các loại pin nhỏ, giảm chi phí bảo trì của người dùng cuối và giảm kích thước thiết kế tổng thể.

Microchip, Microchip Technology, vi điều khiển, ATmega4809,

Cùng đó, ATmega4809 là dòng vi điều khiển megaAVR mới được thiết kế để tạo ra các ứng dụng kiểm soát và điều khiển có độ nhạy cao. Năng lực xử lý của bộ chuyển đổi Analog-to-Digital tốc độ cao (ADC) tích hợp cho phép chuyển đổi tín hiệu analog nhanh hơn, giúp hệ thống có thời gian đáp ứng tốt hơn.

Hơn thế, là thiết bị megaAVR đầu tiên có CIP, ATmega4809 có thể thực hiện nhiệm vụ trong phần cứng thay vì thông qua phần mềm. Điều này làm giảm khối lượng mã nguồn và có thể làm giảm đáng kể các nỗ lực phát triển phần mềm để rút ngắn thời gian ra thị trường. Ví dụ, lõi thiết bị ngoại vi Configurable Custom Logic (CCL) có thể kết nối bộ ADC với thiết kế một tổ hợp mạch logic cứng được tùy chỉnh bởi các điều kiện kích hoạt bên ngoài thông qua phần cứng, mà không làm gián đoạn, giao tiếp với lõi vi điều khiển, giúp cải thiện thời gian đáp ứng đồng thời giảm mức tiêu thụ năng lượng.

Ngoài ra, ATmega4809 cũng có thể được bổ sung vào một hệ thống để giảm tải chức năng cho các thiết kế trên lõi vi xử lý phức tạp hơn (MPU). Bằng cách sử dụng CIP để thực hiện các nhiệm vụ điều khiển và kiểm soát trong lõi vi điều khiển (MCU) thay vì thực hiện trong lõi vi xử lý (MPU), nguy cơ đáp ứng chậm sẽ giảm, cho kết quả tốt hơn trên trải nghiệm người dùng cuối.

Theo Microchip, ATmega4809 đã được chọn là bộ vi điều khiển cho thế hệ Arduino tiếp theo. Việc bổ sung ATmega4809 vào bo mạch này cho phép các nhà phát triển tốn ít thời gian hơn cho việc lập trình, dành thời gian cho sáng tạo. Các lõi CIP dựa trên phần cứng cho phép tạo ra các thiết kế hiệu quả hơn, khiến cho việc chuyển đổi từ dự án sang sản xuất dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ông Steve Drehobl, Phó Chủ tịch bộ phận Kinh doanh 8-bit MCU của Microchip cho biết: "Việc sử dụng ATmega4809 trong bảng mạch Arduino thế hệ tiếp theo sẽ tăng cường sự hợp tác của chúng tôi và mang những lợi ích của Lõi Ngoại vi Độc lập và Analog Thông minh tới cho nền tảng Arduino".

Các thiết bị PIC16F18446 và ATmega4809 hiện đã có mặt trên thị trường với nhiều kích cỡ bộ nhớ, số chân (pin), và các lựa chọn đóng gói với số lượng lớn. Các bộ lập trình/ trình gỡ lỗi nội mạch  MPLAB PICkit 4, Bo mạch Phát triển Curiosity và bộ công cụ dùng thử ATmega4809 Xplains Pro hiện có sẵn.             

Có thể bạn quan tâm